Đề Xuất 6/2023 # Chương Trình Lớp 1 Mới: Dạy Con Học Như Một Cuộc Chiến # Top 11 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 6/2023 # Chương Trình Lớp 1 Mới: Dạy Con Học Như Một Cuộc Chiến # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chương Trình Lớp 1 Mới: Dạy Con Học Như Một Cuộc Chiến mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tuổi Trẻ xin trích đăng một số ý kiến giáo viên, phụ huynh xung quanh vấn đề này.

Cô M.Hoài (giáo viên lớp 1 một trường tiểu học ở Q.5, TP.HCM): Nửa lớp nắm được chương trình

Tôi đang dạy lớp 1 có 33 học sinh. Những buổi đầu, khoảng nửa lớp nắm được chương trình lớp 1 mới. Trong khi đây là lớp tiếng Anh tích hợp, nhiều phụ huynh đã cho con học chữ trước.

Ở môn tiếng Việt, đầu tiên vỡ lòng các em phải được viết các nét móc trên, móc dưới, nét thẳng. Đằng này nhập môn là các em viết luôn chữ “a”, “b”. Thời gian chỉ có 35 phút không đủ để tiếp thu, chưa kể những hôm học 3-4 vần trong một tiết.

Ở chương trình cũ, sáng học nội dung chính, chiều học hai tiết toán, hai tiết tiếng Việt bổ sung. Nghĩa là khoảng thời gian này giáo viên dạy thêm, kèm thêm cho các em buổi sáng chưa nắm kịp bài.

Còn với chương trình sáng tạo mới, buổi chiều là tiết hoạt động trải nghiệm. Nhiều kiến thức nhưng thời gian ít, chương trình nặng thì giáo viên có giỏi mức nào cũng rất khó xoay xở để các em theo kịp một cách tương đối.

Ngoài ra, môn tiếng Việt những tuần đầu đã có tiết đọc. Học trò viết không xong, đọc chưa rành nhưng tiếp đến là phần chính tả vừa có chữ vừa có số. Hơn 20 em khi viết số 1 tôi phải dùng bút đỏ chấm nét mô phỏng trước sau đó các em viết đậm ở hàng bên.

Còn bộ thực hành tiếng Việt, tôi nhận thấy thiết kế chưa ổn. Chẳng hạn ghép chữ “bà”, học sinh lấy chữ “b” ghép với chữ “a”. Thao tác này các em làm được, nhưng khi ghép thanh huyền vào các em… ú ớ vì thanh điệu bị rời rạc.

Các môn tự nhiên xã hội, đạo đức thì giáo viên thấy ổn, vừa phải. Môn toán cũng khá vừa sức, nhẹ nhàng, giảm tải, bỏ luôn phần nội dung giải toán bằng lời văn với học sinh lớp 1.

Cô Trần Thị Xuân (giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An): Giáo viên phải đổi mới phương pháp

Tôi cho rằng lo lắng của phụ huynh về chương trình học của khối lớp 1 tăng nặng là có thật, bởi chương trình cũ đã tồn tại 20 năm, phụ huynh cảm thấy quen thuộc.

So với những năm học trước, tôi thấy nội dung chương trình lớp 1 mới không quá khó, mà có tính toàn diện và theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương trình học năm nay yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy, hướng học sinh việc nhận biết và tăng tính tương tác với nhau thông qua các hoạt động tập thể, trải nghiệm.

Phần luyện chữ của học sinh do luyện các nét ít hơn nên một vài tuần đầu gặp khó khăn khi học sinh phải viết đúng ô li, đúng cỡ chữ. Lúc dạy học, chúng tôi nhắc thêm, điều chỉnh để các em đọc được, hiểu được nghĩa của từ mới đó.

Ở môn toán, năm trước kiểm tra có bốn mức độ, năm nay có ba mức độ đỡ áp lực cho học sinh hơn. Ở bộ sách mới, kênh hình quá nổi bật, kênh chữ hơi nhỏ khiến học sinh nhiều lúc chỉ chú ý đến kênh hình mà “quên mất” kênh chữ.

Cô Nguyễn Thị Lương (Trường tiểu học Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa): Chưa quen đổi mới sẽ áp lực

Chương trình mới nặng hơn chương trình cũ nếu đề cập đến đầu ra sau khi học lớp 1. Cụ thể, xong lớp 1 thì học sinh phải đọc thông thạo và với tốc độ 80-120 tiếng/phút. Viết thì chính tả nghe – viết, không nhìn chép nữa. Các văn bản đọc cũng rất dài. Đó là cái nặng.

Nhưng cũng chừng đó âm chữ tiếng Việt, các em nhớ tốt thì đọc tốt. Vấn đề ở đây là phương pháp giáo viên dạy phải thay đổi sao cho rèn kỹ năng rất nhiều. Học âm từ ghép tiếng, biết tiếng này sẽ liên hệ đến tiếng kia. Mục đích rèn các em tự phán đoán, tự phát huy năng lực tích cực.

Tinh thần hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho hướng mở. Tùy theo tình hình thực tế, giáo viên có thể giảm số tiếng từ trong bài và dạy vào các tiết ôn luyện buổi chiều nếu bài khó học sinh tải không hết.

Chương trình đổi mới mà giáo viên, phụ huynh chưa đổi mới cách nghĩ sẽ tạo nên áp lực, và từ áp lực đó dẫn đến làn sóng than thở, chứ chưa thực sự tìm giải pháp.

Học sinh lớp 1 mới vào học thì sao biết đọc tốt, viết đẹp được. Cô giáo nhận xét viết yếu, viết chưa đúng ô li thì đúng là vậy, nhưng cô quên mất giờ con mới bắt đầu học.

Cô Hoàng Thị Liễu (Trường tiểu học Bế Văn Đàn, xã Quảng Hòa, Đắk Glong, Đắk Nông): Cố gắng để học sinh quen mặt chữ

Trường tôi phần lớn học sinh là người Mông vừa vào lớp 1 nên chưa nghe sõi tiếng Việt, chưa thuộc bảng chữ cái. Cả cô giáo và học sinh, vì vậy mà giao tiếp rất khó khăn. Thời gian qua cũng may mắn được học cả ngày, nên các cô thường xuyên ôn cho các em.

Các em mới vào lớp 1 thường chỉ hay thuộc một mạch theo kiểu nhớ, nhưng khi hỏi riêng từng chữ thì các em nhớ chậm hoặc không nhớ ra. Đầu năm học, các cô phải dạy các chữ cái không theo thứ tự, làm sao để các em quen mặt chữ cái.

Với bộ sách mới học theo từng âm ban đầu như vậy, theo tôi thấy cũng phù hợp, nhẹ nhàng. Tuy nhiên sau này qua học vần thì chưa biết được.

“Đúng là chương trình lớp 1 quá nặng. Các em phải tập viết chữ, phải ghép vần và đọc luôn. Vì thế, việc dạy con học như là một cuộc chiến. Tối nào con cũng phải viết một trang giấy, không còn thời gian để chơi nữa” – một bạn đọc ý kiến.

Chọn Chương Trình Tiếng Anh Cho Con Vào Lớp 1

Học song ngữ Anh – Việt từ lớp 1 không còn là câu chuyện của “con nhà giàu”, trường quốc tế. Triển khai các chương trình linh hoạt, nhiều trường tiểu học, THCS trên cả nước đã và đang dạy tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học – cách tiếp cận giúp phát triển tư duy logic và tốc độ tư duy ngôn ngữ.

Học sinh lớp 1 hào hứng trong giờ học tiếng Anh, được tương tác với giáo viên bản xứ và công nghệ.

Không làm mất hứng thú của trẻ

Đa số phụ huynh đều muốn con được học Tiếng Anh ngay từ khi vào lớp 1 nhưng còn mơ hồ về việc học Tiếng Anh bao nhiêu là đủ, mô hình nào phù hợp với điều kiện tài chính của phụ huynh, ngoài Tiếng Anh cần trang bị thêm kiến thức, kỹ năng gì để con rèn tự tin, yêu thích học tập và được hạnh phúc.

Thực tế không có lựa chọn tốt nhất mà chỉ có lựa chọn phù hợp với năng lực của từng học sinh. Trong đó, đặc trưng quan trọng nhất đối với chương trình tiếng Anh lớp 1 nói riêng và Tiểu học nói chung là không làm mất đi hứng thú của trẻ. Lớp 1 là thời điểm thay đổi bước ngoặt khi các con chuyển sang môi trường học tập, nề nếp hoàn toàn khác ở nhà hay trường mẫu giáo.

Vì vậy, tiêu chí quan trọng đối với chương trình tiếng Anh lớp 1 là phong cách sư phạm thân thiện, năng động; giáo viên có khả năng tích hợp việc học tiếng Anh vào các hoạt động trải nghiệm, trò chơi tương tác trên lớp và ngoại khóa như xem phim hoạt hình, đố vui, đóng kịch… Các hoạt động thực tế sẽ giúp học sinh nhận ra ý nghĩa ứng dụng của tiếng Anh, gieo niềm yêu thích, đồng thời giúp thực hành vốn từ vựng, ngữ pháp qua ngữ cảnh tự nhiên…

Để có lựa chọn phù hợp, ba mẹ nên chủ động tìm hiểu các chương trình tiếng Anh đang triển khai tại trường Tiểu học, như khung chương trình, thời lượng, học phí, phương pháp sư phạm, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn giáo viên, bài giảng mẫu… Phụ huynh có thể “thăm dò” chất lượng chương trình qua website, fanpage, Youtube chính thức của từng đơn vị, đồng thời nghe ngóng thông tin đối chiếu trên báo chí, diễn đàn giáo dục trực tuyến dành cho cha mẹ.

Khi đã có thông tin, phụ huynh nên chủ động đăng ký tham gia các lớp học mẫu, school tour để con trải nghiệm môi trường học tập thực tế, con cảm thấy chủ động và thoải mái tìm hiểu ngôi nhà thứ hai mình sẽ gắn bó. Thực tế các trường Tiểu học đã và đang vận hành mô hình lớp học mở Open House để cha mẹ cùng con tham gia và hiểu một tiết học tiếng Anh của con. Cha mẹ cũng có thể nghe tư vấn chương trình từ các buổi họp phụ huynh.

Các sự kiện đầu năm như ngày hội Chào bé đến trường, English Festival cũng là cơ hội để phụ huynh kiểm nghiệm lựa chọn của mình và nắm thêm thông tin qua tiếp xúc trực tiếp giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài, cũng như quan sát con cái có hạnh phúc, háo hức với chương trình Tiếng Anh được giới thiệu.

Lựa chọn cho con hay vì ba mẹ?

Học tiếng Anh ở lớp 1 yêu cầu khung chương trình được thiết kế khoa học và hấp dẫn

Xuất phát từ lợi ích của trẻ Tiểu học, các chuyên gia giáo dục cho rằng cha mẹ nên cân nhắc nguyện vọng, sở thích của con về ngoại ngữ để chọn mức độ, chương trình phù hợp. Bên cạnh đó, nền tảng gia đình và điều kiện tài chính là yếu tố thực tế phải cân nhắc vì giáo dục là cả hành trình, không thể một sớm chiều thấy kết quả, việc bỏ dở giữa chừng sẽ tạo tiền lệ xấu cho trẻ, gieo “ác cảm” khiến trẻ ngại ngoại ngữ sau này.

Quan niệm về giáo dục cho học sinh hạnh phúc, cô Nguyễn Thị Mai Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (quận 4, chúng tôi chia sẻ: “Để chọn một chương trình tiếng Anh bổ trợ cho học trò, chúng tôi mong chờ những giáo viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, có khả năng bao quát lớp tốt, nắm tâm sinh lý từng học sinh, từ đó giám sát sức tiến bộ của các em. Tôi rất quý phẩm chất đó ở giáo viên vì chúng ta sẽ không từ bỏ học sinh nào dù các em có thể yếu hơn”.

“Sau thời gian gắn bó, sự hiện diện của thầy cô iSMART luôn khiến học trò mừng rỡ. Giáo viên tại trường và giáo viên bản xứ của iSMART phối hợp nhịp nhàng hơn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng tốt hơn cho học sinh. Ngoài ra các hoạt động ngoại khóa sử dụng tiếng Anh cũng được tổ chức thú vị khiến học trò càng say mê ngoại ngữ ” – cô Thanh cho biết thêm.

Đồng hành cùng phụ huynh và các em học sinh, iSMART mang đến chương trình Học tiếng Anh thông qua môn Toán & Khoa học. Áp dụng phương pháp giảng dạy năng động, trực quan và sáng tạo cùng bài giảng số, chương trình iSMART hiện đang được triển khai tại nhiều trường tiểu học và trung học trên khắp cả nước.

Kết nối và tìm hiểu thêm bí kíp cùng con học tập với iSMART tại:

Chương Trình Sgk Lớp 1 Mới: Nặng Là Do Chưa Biết Cách Dạy?

PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh cho rằng phụ huynh muốn biết chương trình lớp 1 nặng hay nhẹ cần phải có một sự hiểu biết nhất định chứ không phải “cứ nhắm mắt kêu”.

PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh là thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn; Chủ biên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực.

“Đầu tiên phải nói rằng nếu như cũ thì không ai đổi mới giáo dục làm gì. Nếu so với cái cũ và bảo rằng hơn cái cũ là điều không nên và cũng không phải là một quan điểm đúng đắn”.

Thứ hai, theo bà Hạnh, bất kỳ một cái mới nào ra cũng đều nhận được những ý kiến. “Bởi một cái mới được đưa ra mà không ai ý kiến gì tức là không mới. Tuy nhiên, đó không phải là nỗi lo mà là điều đáng mừng bởi chứng minh rằng cái mới đó là mới thật”, bà Hạnh nói.

Thứ ba, bất kỳ một bộ sách giáo khoa nào cũng phải được viết theo chương trình.

Chương trình mới giúp trẻ nhanh biết đọc, biết viết hơn

Bà Hạnh so sánh, với sách giáo khoa lớp 1 trước đây, chương trình môn Tiếng Việt có 10 tiết/tuần, 23 tuần thì xong học vần, nghĩa là 230 tiết thì học sinh biết đọc.

5 cuốn sách mới ra đời mà các học sinh lớp 1 đang học thì sách Cùng học để phát triển năng lực hết học kỳ 1 là hết học vần và học sinh biết đọc. Chương trình hiện nay là 12 tiết/tuần, tức thời lượng của môn Tiếng Việt đã tăng lên 20% so với chương trình hiện hành. Lý do của việc tăng này là bởi muốn cho học sinh có thể nhanh biết đọc, viết để có công cụ học các môn học khác. Bởi nếu trẻ chưa biết đọc thì không thể đọc được nội dung đề Toán, bài Tự nhiên xã hội, bài Đạo đức,…

Trong chương trình lớp 1 trước đây, môn Toán là 4 tiết nhưng chương trình hiện nay rút chỉ còn 3 tiết, để ưu tiên thời lượng cho môn Tiếng Việt.

“Mà kể cả nếu nói về thời lượng môn Tiếng Việt nhiều lên, thì môn Toán đã ít đi, nhưng cũng chẳng thấy phụ huynh nào nói thấy học Toán nhẹ hơn cả. Như vậy, sự nhận xét của phụ huynh có phần phiến diện. Về bản chất các con được giảm thời lượng môn Toán thì thêm thời lượng môn Tiếng Việt cũng có vấn đề gì đâu và đó là chiến lược của những người soạn sách. Bởi đến lớp 3-4-5 chương trình Tiếng Việt lại bị “rút” đi, hiện nay chỉ còn 7 tiết (trong khi chương trình trước đây là 8 tiết) và tăng thời lượng cho các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Lịch sử và Địa lý. Như vậy có thể thấy, chương trình tăng cường cho lớp 1 và 2 học Tiếng Việt nhiều hơn để trẻ nhanh biết đọc, biết viết hơn”, bà Hạnh nói.

“Trong khi khoa học kỹ thuật phát triển, yêu cầu trình độ đội ngũ lao động ngày càng phải tăng lên, cập nhật mà giáo dục lại yêu cầu học ít thôi, giảm tải,… thì đó là câu chuyện rất ngớ ngẩn. Muốn đổi mới mà không muốn trả giá là việc không tưởng”.

Nặng là do chưa đổi mới phương pháp dạy học

Bà Hạnh cho rằng, việc nặng có chăng do nhà trường, giáo viên chưa biết cách đổi mới phương pháp dạy học.

“Ví dụ dạy 3 vần “át – ất – ắt”, khi tập huấn tôi nghe giáo viên nói dạy 3 vần thì nặng lắm nhưng thực tế sau đó tôi đưa ra một bài dạy về 3 vần này, giáo viên chỉ cần dạy kỹ vần “át” thôi, sau đó chỉ học sinh thay chữ ă thì ra vần “ắt”, thay chữ â thì ra vần “ất”. Sau đó chính các giáo viên cũng thừa nhận như vậy thì không khó. Nghĩa là nếu biết cách dạy thì rất nhẹ nhàng, như vậy tức là giáo viên chưa giỏi về phương pháp”.

Ngoài ra, theo bà Hạnh, giáo viên vẫn đang bị cách làm cũ lôi kéo và đây là lỗi của các nhà quản lý trong việc giám sát, yêu cầu về mặt phương pháp.

“Ví dụ sách của chúng tôi thiết kế 10 tiết học vần thì chỉ có 2 tiết tập viết nhưng thấy nhiều phụ huynh phản ánh trên mạng xã hội ngày nào cũng bắt học sinh viết cả trang chữ. Thế thì quá mệt cho đứa trẻ, bởi có sách nào yêu cầu thế đâu. Vở tập viết theo chương trình học kỳ 1 thì mỗi tuần có 2 trang, bởi có 2 tiết thôi, nhưng cứ bắt trẻ thực hiện phần đáng lẽ chỉ 2 tiết đó nhiều hơn. Việc bắt học sinh viết nhiều cũng không để làm gì bởi sang đến học kỳ 2 thì trẻ bắt đầu được tập viết nhiều và cho đến hết lớp 3. Học như thế khác gì cực hình”, bà Hạnh nói.

“Chương trình mới nặng hơn là không đúng”

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng những phụ huynh và cả thầy cô nhận định chương trình Tiếng Việt lớp 1 quá nặng, gây căng thẳng cho học sinh có thể do đang lẫn lộn giữa 2 khái niệm “chương trình” với “sách giáo khoa”.

Theo ông Thuyết, mục tiêu chính của chương trình Tiếng Việt lớp 1 từ xưa đến nay vẫn là dạy học sinh biết đọc, biết viết.

Muốn đạt được mục tiêu đó thì dù theo chương trình nào cũng phải học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần. Chương trình mới không thể thêm chữ nào hay vần nào vào môn Tiếng Việt nên không thể nói rằng nặng hơn chương trình cũ.

Một số người đặt vấn đề chương trình cũ chỉ có 10 tiết Tiếng Việt một tuần trong khi chương trình mới có 12 tiết, như vậy là tăng hơn 2 tiết. “Tuy nhiên, tôi khẳng định việc tăng số tiết là để giảm tải chứ không phải tăng tải. Bởi đằng nào cũng phải học 29 chữ cái và khoảng 140 vần mà mỗi tuần chỉ học 10 tiết thì hết sức căng thẳng.

Trước những ý kiến cho rằng nặng bởi mới học được một tháng, học sinh lớp 1 của nhiều trường đã học gần hết bảng chữ cái, theo ông Thuyết, việc này do cách phân bổ chương trình trong sách giáo khoa, chứ chương trình môn Tiếng Việt không quy định như vậy. Chương trình môn học chỉ quy định yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc – viết – nói – nghe.

“Việc dạy hết chữ và vần trong học kỳ I xuất phát từ thiện chí cho học sinh biết đọc, biết viết sớm để còn học các môn khác. Phân bổ chương trình như vậy có thể nặng, nhưng tôi tin là tác giả sách có giải pháp để thực hiện. Ngoài ra, tôi cho rằng việc học nhẹ hay nặng một phần do cách dạy của giáo viên”, ông Thuyết nói.

Thanh Hùng

Linh Hoạt Các Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Lớp 1

Linh hoạt các phương pháp dạy học chương trình lớp 1

Sau gần 2 tháng triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 1, hoạt động dạy và học ở các nhà trường diễn ra khá thuận lợi, giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học. 

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Hiệp Cường (Kim Động)

Đồng chí Lê Thị Lương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Khoái Châu cho biết: Với kinh nghiệm trong mấy năm học vừa qua triển khai chương trình VNEN, triển khai các kỹ thuật dạy học tích cực, phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, việc triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 1 năm 2018 trên địa bàn khá thuận lợi. Giáo viên rất thuần thục từ xây dựng kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học, sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác trong giờ học. Các trường còn vận dụng một số thành tố trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của những năm trước vào dạy học làm cho bài học sinh động hơn.

Cũng về vấn đề này, cô giáo Trần Thị Thục, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đình Cao (Phù Cừ) chia sẻ, giáo viên đã có sự chuẩn bị kỹ về chuyên môn, được nghiên cứu, tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa mới, đã được tập huấn và đặc biệt chuẩn bị một tâm thế vững vàng để bắt tay vào chương trình mới. Trường tiếp nhận tất cả các ý kiến phản ánh của phụ huynh học sinh, giáo viên về các bất cập, khó khăn để giải đáp kịp thời. Tuy vậy, qua gần 2 tháng triển khai, nhà trường chưa nhận thông tin phản ánh nào về chương trình.

Tuy nhiên, một khó khăn mà nhiều giáo viên lớp 1 phản ánh là, những ngày đầu năm học, giáo viên vất vả hơn năm học trước do vừa phải hướng dẫn nền nếp cho học sinh, vừa triển khai dạy học. Những năm học trước, học sinh được đến trường trước 2 tuần hoặc 1 tháng. Đó là thời gian giáo viên làm quen với học sinh, hướng dẫn nền nếp cho các em ở môi trường học tập mới. Thêm nữa, năm học 2019-2020, học sinh nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian dài, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em ở cấp mầm non. Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 1, kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt; nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường. Sở tổ chức hội thảo từng môn học để lắng nghe các ý kiến của các giáo viên, các nhà trường, đồng thời tạo điều kiện để các đơn vị chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình dạy học chương trình lớp 1. Đồng thời, chủ động nắm bắt, tiếp thu tất cả những ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh để hỗ trợ kịp thời về chuyên môn. 

Chương trình lớp 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với 5 bộ sách giáo khoa được thẩm định và phê duyệt sử dụng. Chương trình chỉ quy định thời lượng thực hiện cho mỗi môn học trong một năm và yêu cầu cần đạt cho từng năm học nên giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng, bảo đảm đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình mở. Sách giáo khoa cũng được thiết kế có tính mở, trao quyền chủ động cho giáo viên. Vì vậy, ở mỗi hoạt động, giáo viên có quyền linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế địa phương. Tuy nhiên, cần bảo đảm mục tiêu hoạt động đã đề ra và hoạt động hướng tới việc hình thành các yêu cầu cần đạt của môn học vào cuối năm học. Việc có nhiều bộ sách giúp nhà trường có nhiều phương án lựa chọn thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh vùng miền, do mỗi bộ sách giáo khoa có một cách tiếp cận riêng.

Nguồn: baohungyen.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chương Trình Lớp 1 Mới: Dạy Con Học Như Một Cuộc Chiến trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!