Đề Xuất 3/2023 # Cái Giọng Quảng Nôm Lợi Hại # Top 7 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Cái Giọng Quảng Nôm Lợi Hại # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cái Giọng Quảng Nôm Lợi Hại mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm / Ăn cục nói hòn chẳng thôm lôm / Có chàng công tử quê Đà Nẽng / Cưới ả Thúy Kiều xứ Phú Côm..Vậy đó, giọng nói Quảng Nam với những đặc trưng riêng đã tạo nên một bản sắc khá độc đáo

Các nhà thơ quê quán ở Quảng Nam cũng ít nhiều tận dụng yếu tố này làm nên những vần thơ đặc sắc.

Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Quán Gò đi lên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người quê Thăng Bình có cho biết nhà thơ Tường Linh, người quê Quế Sơn từng viết:

Thế thì vần “ÔM” ở Quảng Nam người ta đều phát âm thành “ƠM” hết trọi. Nhưng không chỉ có thế, vần “AM” lại cũng phát âm thành…. “ÔM”! Thử đọc bài thơ của nhà thơ Tú Rua, người quê Đại Lộc:

“Tau” là “tao”, “chưn” là chân; “dị òm” là mắc cỡ, mắc cỡ lắm lắm; “một cấp” là một lát; “nói lung” là nói giỡn; “ưng” là thương; “gướm” là “gớm”; “nhớ hung” là rất nhớ, nhớ lắm; “thụng” là túi; “xí nữa” là chút nữa; “y nguy” là y nguyên; “răng” là sao, làm sao… Sực nhớ, nhà thơ Dũng Hiệp của đất Quảng đã từng viết mấy câu thơ như vầy:

Đấy! Tiếng Quảng Nam thô kệch vậy, như “cháo” thì phát âm thành “chố”, “gạo” thành “gộ”… Nhưng bằng sự thông minh, tài trí của mình, người ta đã vận dụng để giáng một đòn độc chiêu. Bốn câu thơ trên được viết vào thời 1963. “Dắt chó ngao mà nói chó ngô”. Ngô nào vậy? Thật thâm trầm và sâu sắc biết chừng nào.

Thật ra, viết được như thế không khó, nhưng nghĩ ra cách phổ biến công khai nơi chốn đông người là không dễ dàng chút nào. Vậy người Quảng Nam đã tài trí ra sao? Lần nọ đêm diễn hát bội đông nghìn nghịt người đến xem, đến đoạn cao trào nhất, thiên hạ vỗ tay vang trời bỗng trên sân khấu xuất hiện hai vai hề Ất và Giáp. Giáp thao thao bất tuyệt mọi chuyện, còn Ất lại ngậm như hến, cậy miệng cũng không nói nửa lời. Không chỉ Giáp mà khán giả cũng ngạc nhiên. Bực mình, Giáp quát:

Trời đất sao lạ vậy? Nghe Ất nói thế ai nấy cũng đều thắc mắc tợn và chăm chú nghe tiếp câu chuyện đang diễn ra. Giáp nói:

– Thôi đi cha nội. Người ta thường nói “Quảng Nam hay cãi”, chứ có như mày đâu! Mày cứ “ngậm miệng ăn tiền”!

Tỉnh bơ như không, Ất vẫn rầu rầu nét mặt, chậm rãi từng lời:

– Anh Giáp ơi! Người Quảng Nam hay phát âm sai, nói chớt nên người ta làm thơ châm biếm đó! – Tưởng gì! Chế giễu giọng Quảng Nam thì tao nghe rồi, nhưng thơ châm biếm thì chưa. Mày đọc cho tao nghe thử coi!

Chỉ chờ có thế. Ất há mồm ra được rành rọt từng chữ. Xong, Giáp gật gù bình:

– Đúng! “cháo gạo” thì thành “chố gộ”, “ao” đọc thành “ô” là đúng giọng Quảng Nam rồi. Hay! Hay! Mày hãy đọc lai cho bà con thưởng thức. Nhưng thôi, mày hãy để tao ngâm cho mùi mẫn.

Thế là bài thơ này lại vang lên công khai một lần nữa. Ai nấy cũng vỗ tay khoái chí. Cho dù lúc ấy, bọn mật vụ có len lỏi đâu đó cũng không thể bắt bẻ gì được.

Tiếng Quảng Nam là vậy. Người Quảng Nam là vậy. Cho dù bây giờ không ít từ nếu muốn hiểu cần phải có… “phiên dịch”, nhưng tôi trộm nghĩ rằng, đã có một thời gian dài, rất dài giọng nói Quảng Nam được xem là “chuẩn”!

Nghe cứ như đùa!

Suy nghĩ trên không phải không có cơ sở. Ngược dòng lịch sử, ta thấy Quảng Nam có thời kỳ còn được doanh nhân nước ngoài khi giao thương buôn bán ở Đàng Trong gọi “Quảng Nam quốc”. Lý do của sự ra đời của tên gọi ta đã biết, không nhắc lại. Thế thì khi giao thiệp, người nước ngoài ắt phải bắt chước theo giọng nói, cách nói của cư dân địa phương. Đây là một lẽ hiển nhiên. Một sự tác động hoàn toàn toàn lô-gich, chứ không phải là sự suy luận lúc “trà dư tửu hậu”. Nay ta cứ nghe người Nga nói tiếng Việt thì rõ, hầu hết đều phát âm theo giọng Hà Nội, bởi họ được học với người Hà Nội. Đơn giản thế thôi. Với lập luận này, tôi ngờ rằng, ngay cả các chúa Nguyễn khi đóng dinh trấn tại Quảng Nam thì giọng nói cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi phong thổ, khí hậu… nơi đây. Dấu ấn của giọng Quảng không chỉ có trong thời chúa Nguyễn, mà đến cuối triều Nguyễn nó vẫn còn giữ một vị trí quan trọng. Theo PGS Vương Hữu Lễ (Khoa Văn Đại học Khoa học Huế): “Ngay trong thời kỳ cuối của triều Nguyễn, người ta còn thấy trong những tuyên cáo hay xướng lễ của triều đình, tiếng Huế phải pha thêm giọng Quảng thì mới thích dụng” (Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Quảng Nam những giá trị đặc trưng – Sở VHTTQN ấn hành năm 2001, tr. 504). Thông tin này đáng tin cậy khi mà ta biết thêm rằng, chính vua Tự Đức từng khẳng định: “Bình văn, xướng văn tất phải dùng tiếng Quảng Nam, được xem là trung thanh”.

(Trích sách “Người Quảng Nam”, NXB Đà Nẵng)

.

Từ Điển Tiếng Địa Phương Tiếng Quảng Nam Đà Nẵng “Quảng Nôm”

Từ địa phương Quảng nôm hẳn rất đặc trưng và khó nhầm lẫn với các vùng miền khác bởi cách luyến láy hoàn toàn khác biệt. Một số thay đổi trong âm, vần của các âm tiết đặc trưng như:

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần A, B, C

Ăn côm … Ăn cơm (VD: mời anh vào ăn côm … mời anh vào ăn cơm)

Boạn bay … Bạn (bọn) bây, bọn mày, chúng mày; “Giọng Quảng nam học được cũng líu hết cả lưỡi đúng không các bạn 🙂 )

Bèn … Bằng (VD: Ăn cơm bèn thìa … ăn cơm bằng thìa)

Bảy Đáp … Đồ tể.

Bồ Hốc … Tham ăn. (VD: Cái đồ Bồ hốc … Cái đồ tham ăn, ăn một mình)

Bãi đi … Bỏ đi.(VD: Khó quá thì bãi đi … khó quá thì bỏ qua)

Chảy máy … Chảy máu (đây là tiếng địa phương quảng nam đặc thù của người Quảng nam, đặc biệt là người dân vùng biển Châu Thuận, châu Me, Châu Bình)

Cái mủng ang, cái mủng ảng … Giống như cái rổ nhưng đan kín, có thể dùng để đo lường thể tích hoặc khối lượng nông sản như muối hoặc lúa thóc

Cái bót … Cái bàn chải đánh răng, bàn chải giặt đồ

Cái quạu, cái cạu … Cái rổ nhỏ (cái rá tùy từng tiếng địa phương)

Cái thụi … Cái túi áo 🙂 học tiếng miền trung thú vị không các bạn!!

Cái bị … cái bịch, cái túi đựng đồ

Chu Choa … ôi trời, trời ơi (tỏ sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy cái gì đó hơi khác thường)

Cái Trạc …. Giống nừng nhưng có lỗ to hơn.

Cái dừng, cái dừn … Cái giần dùng để sang gạo thóc thời chưa có máy móc

Cái sảo, cái rổ sàng … Cái rổ đan bằng tre để sàng, sảo các loại nông sản, các loại củ quả

Cái nong, cái nống … Đan kín bằng tre dùng để đựng lúa, thóc

Cái thọa … cái hộc bàn

Cái đòn … Cái ghế ngồi làm bằng gỗ ngày xưa hay dùng

Cành nanh … Ganh tỵ, nạnh tỵ (VD: Cái đồ cành nanh … Cái đồ ganh tỵ, nạnh tỵ người khác

Cái tộ … cái tô (VD: Lấy cái tộ đựng canh … lấy cái bát tô đựng canh)

Cá gáy … cá chép lớn;

Cá diết … cá diếc theo tiếng gọi của người miền bắc (nó giống cá gáy nhưng bé hơn, thân hình màu trắng)

Cà xịch cà lụi … Đi đứng không vững, đi lại loạng choạng.

Cái sanh … Cái chảo dùng để nướng đồ ăn

Cái cộ … Cái xe rùa (dùng để chở vật liệu,…)

Cái ảng … cái chậu được đúc bằng xi măng, thường dùng để trồng cây cảnh

Cái ghè, cái sập …. giống như cái bồ để bảo quản nông sản, chủ yếu là lúa và được đúng bằng bê tông thường cao khoảng 1 mét; 1,2 mét

Cái gáo … được làm bằng quả dừa cắt đôi ra, dùng để múc nước các cụ ngày xưa vẫn hay dùng

Cái O … chính là cái Nọng con heo.

Cái bồ … đây là dụng cụ dùng để đựng lúa (thường được đan bằng tre)

Từ điển tiếng Quảng nam theo vần D, E, F

Đi lồm … đi làm (VD: Sáng mai mấy giờ đi lồm … Sáng ngày mai mấy giờ đi làm)

Dọa thưa … Dạ thưa (VD: Dọa thưa con đi làm về … Dạ thưa con đi làm về)

Dẫy nê … Vậy hả 🙂 học tiếng quảng không khó lắm đúng không bạn!!

Dề … Về (VD: Anh dề đi tôi có người khác rồi … Anh về đi tôi có người khác rồi)

Đã hễ … Đã nha (VD: Được ăn một bữa Đã hễ … Được ăn một bữa đã nha)

Đứng dẹo … Đứng tựa vào 1 vật thể nào đó

Dái … vái lạy.

Đánh đòn xa … động tác đi lại 2 tay đánh so le liền khúc đấy các bạn

Đầu dầu … Đi đầu trần không mũ nón đội trên đầu

Đường dầu … Chính là những con đường đã được đổ nhựa đường

Đi bung, đi đùng … giống như kiểu đi đập phổng ngô, phổng gạo, khoai lang sắt khô của những đứa trẻ ở vùng nông thôn, thực tế các các vùng miền khác cũng khá nhiều

Dồi … Ném. (VD: Dồi cho mình quả ổi …. ném cho mình quả ổi)

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần G, H, I

Giê lúa … đây là hành động giơ rổ lúa lên cao rồi thả trước gió để tách hạt lúa dẹp với hạt lúa chắc ra 2 bên

Giấy manh … Giấy kẻ ngang

Ghế … Trộn chung hay độn chung lại với nhau.

Gàu dai … hay còn gọi là cái gàu dùng để tát nước, ở các vùng nông thôn trồng lúa hoặc trồng rau hay dùng để tát nước vào ruộng

Hủ bùng binh … Con heo đất dùng để tiết kiệm tiền

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần K, L, M, N

Lủ khủ … Rất nhiều

Lin … dầu nhớt; (dầu nhớt xe máy, oto)

Nừng : dùng để luồn dây để gánh lúa, nông sản hai bên

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần O, P, Q

Ở trỏng … Ở trong

Ở ngoải … Ở ngoài

Óc nóc … No quá

Quâ quâ … Khó bảo, lì lợm, nói không chịu nghe

Úm … Quấn nhau, giữ kín

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần T, R, X, S

Tộm biệt … Tạm biệt;

Tồm tộm … Tàm tạm;

Túm … Bịch hay túi bằng ni lông.

Trùi … Trượt xuống (dùng để chỉ hành động của động vật).

Trời wơi … trời ơi

Tính rợ … Tính nhẩm

Số tốm … số Tám

Sảy, sàng … Động tác sàng lúa, sảy gạo.

Xin chồ … Xin chào

Tìm hiểu thêm một số thuật ngữ khác

Mô tê răng rứa là gì? đây là câu hỏi được rất nhiều người hỏi đặc biệt là các bạn ở phía bắc hoặc phía nam, bởi răng mô chi rứa là các dùng từ địa phương cách nói tiếng miền trung rất hay dùng, và dùng 1 cách rất phổ biến. Thực chất nghĩa của các từ này rất đơn giản:

Mô: chính là “đâu” nó thuộc về phương ngữ. Một số ví dụ về từ địa phương “mô”.

– Đi mô về? = Đi đâu về?

– Đi làm việc ở mô? = đi làm việc ở đâu?

– Đi chợ mua đồ ăn ở mô? = đi chơ mua đồ ăn ở đâu?

– Đứa con gái tê xinh gái quá = Đứa con gái kia xinh gái quá

– Lấy đồ ăn ở tê= Lấy đồ ăn ở kia

– Răng hôm nay không đi học = Sao hôm nay không đi học

– Răng không nói gì = Sao không nói gì?

– Tại răng lại đến muộn? = Tại sao lại đến muộn?

– Làm chi rứa? = Làm gì thế? (làm gì đó)

– Tiếng quảng nam vui như rứa đó = Tiếng Quảng nam vui như thế đó

– Bài toán này làm kiểu chi rứa = Bài toán này làm kiểu gì đó?

Chuyện Cái Giọng Sài Gòn

Giọng Sài Gòn cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định… Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa; không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt; giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu: “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười: “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói: “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên: “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con?” – “Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc?” – “Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “hổm nay”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó đẹp ghê” nghĩa là khen cô bé đó lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… “Nhỏ đó đẹp lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thúy, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thúy, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó: “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ: “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như: “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen”, “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu: “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi: “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong: “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “Cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này: “Lấy cái tay ra coi!”; “Ngon làm thử coi!”; “Cho miếng coi!”; “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi: “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói: “Sao kỳ dzậy ta?”; “Sao rồi ta?”; “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”

Trích từ bài viết “Cái giọng Sài Gòn” của tác giả Hải Phan

Theo Saigonxua.org và Fanpage Saigonxua Độc giả quan tâm có thể ghé thăm Fanpage để tìm hiểu về Sài Gòn xưa.

Mời xem video:

Làm Sao Để Học Nói Tiếng Trung Giọng Quảng Đông Dễ Dàng?

Học giao tiếp tiếng Trung giọng Quảng Đông

Tiếng Quảng Đông là phương ngữ độc đáo và riêng biệt của Trung Quốc, được sử dụng rất phổ biến tại Hồng Kông. Ma Cao cũng như các cư dân tại nước ngoài. Tuy nhiên, để học được tiếng Quảng Đông không hề dễ dàng vì đa số hiện nay tài liệu học nói tiếng Trung đều theo giọng chuẩn phổ thông nhất. Và tiếng Quảng cũng là ngôn ngữ phát âm khó hơn rất nhiều so với tiếng Trung. Vậy làm sao để học hiệu quả?

1. Học nghe trước khi học nói tiếng Trung giọng Quảng Đông

Sau khi đã nhận diện được âm giọng Quảng, hãy bắt đầu tìm hiểu các từ vựng và cụm từ trong ngôn ngữ địa phương này. Bạn có thể sưu tầm và trau dồi từ vựng trên các web học tiếng Trung online, nếu có khả năng đọc hiểu tiếng Anh, bạn sẽ dễ dàng tìm được nhiều nguồn tài liệu hơn vì hiện nay tại Việt Nam tài liệu học tiếng Quảng hầu như rất hiếm và ít người nói.

Để học nói tiếng Trung giọng Quảng nhanh nhất, bạn nên làm quen với một người bạn đến từ những địa phương nói âm giọng này. Thời đại công nghệ đã giúp bạn có lợi thế rất nhiều khi học ngoại ngữ. Thông qua các trang mạng xã hội và chat online, bạn có thể dễ dàng làm quen và trò chuyện với bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Có lẽ khá khó tìm tài Việt Nam, nhưng bạn có thể tìm hệ song ngữ Anh – Trung. Việc sử dụng từ điển để tra cứu sẽ giúp bạn rất nhiều trong cách phát âm chuẩn và dùng từ đúng ngữ cảnh. Mỗi khi bắt gặp từ mới, hãy ghi chúng lại trong một cuốn sổ nhỏ để tiện học lại. Từ vựng tiếng Trung đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ giao tiếp, vì vậy bạn nên cẩn thận ghi chép lại và học mỗi ngày để đảm bảo nhớ lâu kiến thức.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cái Giọng Quảng Nôm Lợi Hại trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!