Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phát Âm Tiếng Ý mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên âm
Tiếng Ý chỉ có 5 Nguyên âm cơ bản giống như 5 Nguyên âm cơ bản của Bộ chữ Hiragana – tiếng Nhật và các nguyên âm đi liền nhau được đọc tách riêng từng chữ cũng giống như Phát âm tiếng Nhật chứ không trở thành nguyên âm ghép như các Ngôn ngữ khác.
a đọc giống a tiếng Việt, ví dụ: casa (nhà) e có hai âm: giống như ey (nhưng rất ít được dùng) trong từ they tiếng Anh, ví dụ: sera (buổi tối); hoặc là e (rất hay được dùng) trong egg tiếng Anh, ví dụ: sette (số bảy) i đọc giống i tiếng Việt, ví dụ: venire (đến) o có hai âm: giống ô (rất ít dùng) trong từ show, ví dụ: brodo (cổ phiếu); hoặc giống như o (rất hay dùng) trong dog, ví dụ: bocca (mồm, miệng) u giống như u trong tiếng Việt (trong phát âm Hiragana thì ‘u’ phát âm thành ‘ư’), ví dụ: luna (mặt trăng)
Phụ âm Phần lớn các phụ âm trong tiếng Italia cũng được đọc giống tiếng Việt. Khi hai phụ âm ở liền nhau sẽ được đọc tách rời như trong tiếng Phạn và tiếng Hidu hoặc các Ngôn ngữ Ấn độ nói chung.
Tiếng Ý không có cách đọc nối âm giữa hai từ liên tiếp như trong tiếng Hàn (được gọi là Patchim) hoặc các Ngôn ngữ Châu Âu mà chỉ đọc nối âm cục bộ giữa Phụ âm và Nguyên âm trong cùng một từ đó là phụ âm thứ nhất được ghép với nguyên âm đằng trươc, còn phụ âm thứ hai được ghép với nguyên âm liền sau nó. Ví dụ: anno (năm) được đọc là an – nô.
b, d, f, l, m, n, p, t, v được đọc giống như trong tiếng Việt. c đứng trước a, o, u và trước các phụ âm được đọc giống như chữ c trong tiếng Việt. Ví dụ: cane (con chó). c đứng trước e hoặc i thì đọc giống ch trong tiếng Việt. Ví dụ: ciao (xin chào). ch đọc cũng giống ch trong tiếng Việt. Ví dụ: chiesa (nhà thờ). g đứng trước a, o, u đọc giống g trong tiếng Việt. Ví dụ: gatto (con mèo). g đứng trước e, i đọc giống gi trong tiếng Việt. Ví dụ: gentile (tốt bụng, lịch thiệp) gli đọc giống li trong tiếng Việt. Ví dụ: figlio (con trai). gn đọc giống nh trong tiếng Việt. Ví dụ: bagno (tắm). h câm, không đọc (giống tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha không bao giờ phát âm Phụ âm ‘h’ ở bất kỳ tình huống nào). ng đọc giống ng trong tiếng Việt. Ví dụ: inglese (người Anh). tr đọc rõ và tách rời. Ví dụ: treno (tàu hỏa) đọc là t-re-no. s ở giữa hai nguyên âm thì đọc nhẹ, giống như s trong rose của tiếng Anh. Ví dụ: riso (lúa, gạo) s đứng đầu một từ thì đọc giống s trong tiếng Việt. Ví dụ: sera (buổi chiều) z đọc nặng hơn chữ s của tiếng Việt, phiên âm của nó là /ts/ giống như trong phát âm Phụ âm của tiếng Hoa. Ví dụ: zio (chú).
Trọng âm Trọng âm của tiếng Italia thường ở Nguyên âm thứ hai tính từ cuối từ. Trong vài trường hợp, trọng âm được nhấn ở cuối từ. Khi đó một dấu trọng âm sẽ được đánh vào âm tiết làm trọng âm. Ví dụ: perché (tại sao, bởi vì)
Cách Phát Âm Tiếng Anh
Rất nhiều người học tiếng Anh đã lâu, nhưng phát âm vẫn chưa chuẩn. Trong quá trình giao tiếp, có lúc người đối thoại cùng chẳng hiểu những gì bạn nói. Phát âm tiếng Anh là vấn đề rất khó giải quyết với nhiều người Việt.
Đối với người Việt những điểm khó trong phát âm tiếng Anh là âm gió (voiceless consonants), âm cuối (ending sounds), nối âm (linking sounds) và ngữ điệu (intonation). Nhiều yếu tố kể trên không tồn tại trong tiếng Việt vì vậy càng trở nên khó khăn hơn với người học.
ngữ điệu trong tiếng Anh
Nếu bạn chịu khó hay để ý tới các bộ phim sitcom của Mỹ, bạn sẽ thấy các nhân vật vừa sử dụng ngữ điệu vừa sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) trong giao tiếp. Ngữ điệu lúc lên lúc xuống, lúc trầm lúc bổng phụ thuộc vào mục đích (nhấn mạnh). Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu khi có tới 6 thanh sắc, nhưng người Việt lại hay mắc một lỗi khi nói tiếng Anh không có ngữ điệu lên xuống gì cả.
Có thể lí do chính là vì người Việt vẫn chưa quen với ngôn ngữ thứ 2, mới chỉ quan tâm tới những điều cần nói, từ, câu cú, ngữ pháp. Hoặc có thể người nói chỉ nghĩ nói sao cho người đối diện hiểu được, thế là đủ. Kỳ thực thì việc ngữ điệu trong tiếng Anh cũng phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người nói, vì nó còn mang các yếu tố cảm xúc, thái độ.
Bạn hãy thử tưởng tượng 1 người nói tiếng Việt một mạch không ngắt nghỉ, không nhấn mạnh, không có chỗ lên, có chỗ xuống thì sẽ có cảm giác như nào? Nhàm chán, khô khan, cứng, không gây ấn tượng? Tiếng Anh cũng vậy.
Vì mang yếu tố chủ quan, nên không hề có một hệ thống intonation chuẩn để chúng ta luyện tập theo. Nhưng nó vẫn có những quy tắc cơ bản trong lối nói tiếng Anh hằng ngày của người bản xứ. Bao gồm:
Âm gió trong tiếng Anh
Trong tổng số 44 âm tiết trong tiếng Anh, có 8 phụ âm được xếp vào âm gió, bao gồm các âm: /p/ /t/ /k/ /f/ /θ/ /s/ /ʃ/ /ʧ/
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất của những âm này là sự xuất hiện của luồng hơi có thể làm lay động một tờ giấy nếu để trước miệng khi phát âm.
Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có các âm tương tự nhưng gần nhưng không hề có kiểu bật hơi như thế. Nên đa phần chúng ta khi nói sẽ rất dễ phát âm các âm này theo “kiểu Việt Nam” nếu như không luyện tập cẩn thận.
Để luyện phát âm chuẩn những voiceless consonants này cách duy nhất là hãy nghe thật kỹ và luyện tập, bắt chước người bản địa.
Âm cuối trong tiếng Anh
Thiếu âm cuối là lỗi phổ biến nhất của khi người Việt phát âm tiếng Anh. Nhưng nguy hại hơn ở chỗ nhiều người không hề hay biết mình đang mắc lỗi này.
Nguyên do có lẽ phải làm một phép đối chiếu nhỏ với tiếng Việt. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta, một từ chỉ bao gồm một phụ âm và nguyên âm, trong khi với tiếng Anh, khi một từ có thể chứa nhiều phụ âm.
Trong tiếng Việt, từng nguyên âm được đọc rõ nhưng ở phát âm tiếng Anh, phụ âm đóng vai trò chủ đạo còn nguyên âm chỉ được phát âm rõ khi được nhấn trọng âm.
Cứ thế, người Việt chúng ta quen với cách nói thiếu phụ âm, và đặc biệt là phụ âm cuối của từ, tức “âm cuối”; trong khi nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh.
Âm cuối trong tiếng Anh rất phong phú. Để phân loại chúng để các bạn dễ dàng nắm bắt hơn, âm cuối được chia thành 3 trường hợp sau:
Đây là nhóm dễ phát âm nhất so với 2 nhóm còn lại, nhưng lại giúp bạn về cơ bản phát âm đúng 60% khi nói tiếng Anh. Cách luyện tập âm cuối hiệu quả nhất chính là ôn lại phần âm gió và kiểm tra lại việc đánh vần các từ có âm cuối (chẳng hạn: which, cheap, rest…) và cố gắng để bật thật rõ những âm này khi nói. Kết quả sẽ phụ thuộc 80% vào sự kiên trì của bạn và 20% còn lại là bạn phải có một người giỏi phát âm sửa lỗi cho.
Sau khi đạt mức cơ bản phát âm đúng tiếng Anh khi thành thạo các âm gió, bạn cần phát âm đúng 2 nhóm này để tạm gọi là “nói tiếng Anh hay”.
Ví dụ: hãy thử phát âm các từ này: “dad”, “bag”, “sum”, “rung”, etc.
Trong các từ trên, các âm “d”, “g” và “ng” rất dễ lẫn với âm tiếng Việt tương ứng, và nó chỉ được phát âm khi nó ở vị trí ending sounds ,như trong “dad” hay “didn’t”.
Lưu ý là âm “d” trong tiếng Anh là một âm hoàn toàn mới chứ không hề giống âm “d” hay âm “đ” của tiếng Việt.
Do đó, một cách để bạn luyện nói tiếng Anh hiệu quả là luyện thật tốt các từ cơ bản có chứa các âm khó chứ không cần luyện quá nhiều từ hoặc những từ quá hiếm gặp.
“H” không bao giờ được phát âm (âm câm) khi ở vị trí âm cuối, thậm chí trong một số từ như hour, heir … chữ “h” dù đứng đầu nhưng vẫn trở thành âm câm.
“L” bị thay đổi cách phát âm khi đứng ở cuối từ mà phía trước nó là một âm dài. Ví dụ “L” trong “leaf” khác với “L” trong “school”, vì ở “school” có sự xuất hiện của schwa trước khi kết thúc bằng “L”.
“R” có thể được phát âm hoặc câm khi ở vị trí ending sounds. Nếu “r” là kết thúc của 1 từ đơn như “car” hay “four” thì nó sẽ không được phát âm, tuy nhiên nếu từ tiếp theo lại bắt đầu bằng 1 nguyên âm như trong câu “my car is blue” thì lúc này âm “r” sẽ được đọc nối với “is”.
Âm cuối là là tổ hợp phụ âm như trong “world”, “work” hay “girl”. Những trường hợp này cần phải luyện tập nhiều mới thành thục.
Nối âm trong tiếng Anh
Trong thực tế, người bản ngữ luôn nối âm bất cứ khi nào một từ kết thúc bằng một phụ âm và đi sau nó là một nguyên âm. Ví dụ như “depend on”, “tell us”, “world of”, “move on”.
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, hãy đọc nối phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/). “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/ …
Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone“, bạn phải chuyển âm /f/ thành/v/ và đọc là /la:v væt/.
Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:
Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “o”, ví dụ:“OU”, “U”, “AU“,… bạn cần thêm phụ âm“W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.
Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “E”, “I”, “EI“,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.
Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd:education /edju:’keiòn/
Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là/D/, vd. trong từ tomato /tou’meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/.
Cách Phát Âm Từ Vựng Tiếng Anh Chuẩn + Tài Liệu Luyện Phát Âm
Theo các chuyên gia ngôn ngữ học, phát âm chuẩn là nền tảng quan trọng giúp bạn giao tiếp tiếng Anh tốt. Chính vì vậy làm thế nào để phát âm từ vựng tiếng Anh chuẩn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
1. Áp dụng nguyên lý 80/20 khi học phát âm từ vựng tiếng Anh
Hầu hết mọi thứ xảy ra trong đời sống hàng ngày đều dựa trên nguyên tắc 80/20. Nghĩa là 80% những gì bạn đạt được đều xuất phát từ 20% những cái quan trọng.
Chính vì vậy để phát âm chuẩn giống 80% người bản xứ bạn cần luyện tập kỹ những âm cơ bản. Đặc biệt là 8 âm cốt lõi /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/. Việc áp dụng nguyên tắc này khi học phát âm sẽ giúp bạn tối ưu thời gian luyện tập mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Ngoài ra bạn cũng cần học nhận diện 44 âm tiếng Anh cơ bản, biết cách để khẩu hình (răng, môi, lưỡi) đúng. Từ đó có thể dễ dàng phát âm từ vựng chuẩn.
Nếu bạn là người bận rộn không có thời gian để tới các trung tâm học thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi hiện nay có rất nhiều video và các bộ tài liệu dạy phát âm được chia sẻ miễn phí trên các website, kênh youtube,… Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng tự học tại nhà.
2. Thực hành phát âm từ vựng càng nhiều càng tốt
Để phát âm từ vựng tiếng Anh chuẩn bạn cần luyện tập hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Hãy đứng trước gương và tập phát âm. Bạn sẽ nhìn thấy được khẩu hình của mình khi nói. Từ đó có thể dễ dàng chỉnh sửa lưỡi răng môi khi nói, điều chỉnh lực đẩy hơi đúng để phát âm chuẩn.
Thời gian đầu luyện tập việc cảm thấy “mỏi miệng” là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể luyện các câu tongue twisters – câu líu lưỡi hoặc một số bài tập luyện cơ miệng như thổi hơi qua miệng, cơ môi với mặt hình cá, bài tập cho cổ họng,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc các đoạn văn truyện ngắn về luyện âm. Cách này vừa luyện âm, luyện từ mà còn bổ sung vốn từ vựng và ngữ pháp siêu hay. Để việc luyện nói đạt được hiệu quả tối đa, bạn cũng nên ghi âm lại giọng đọc của mình. Đây là một cách để tự phát hiện và chỉnh lỗi sai đồng thời luyện ngữ điệu
3. Tạo thói quen tra từ điển và ghi chép phiên âm
Việc tra từ điển, ghi chép phiên âm và tập phát âm không chỉ cải thiện khả năng phát âm. Nó còn làm giảm lỗi phát âm sai mà và giúp tăng vốn từ vựng khi giao tiếp tiếng Anh.
Một trong những khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt là trọng âm từ. Một từ tiếng Anh có thể bao gồm nhiều âm tiết, nhưng chỉ có một âm tiết được nhấn trọng âm chính (primary stress). Việc học trọng âm tiếng Anh bao gồm 2 nội dung chính:
+ Biết trọng âm của từ nằm ở đâu.
+ Biết cách nhấn trọng âm của từ để phát âm đúng.
Một điểm thú vị là trọng âm của một từ trong tiếng Anh-Mỹ và Anh-Anh có thể khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Anh-Mỹ, từ masSAGE có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai; còn MASsage trong tiếng Anh-Anh có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Mỗi ngôn ngữ đều có một thứ “âm nhạc” riêng. Giai điệu chính là âm nhạc đó. Khi nói tiếng Anh, người bản ngữ sử dụng một giai điệu rất riêng. Học phát âm tiếng Anh bao gồm học giai điệu này; nó bao gồm việc giữ hơi, nhấn đúng từ, làm rõ các từ quan trọng… Khi học giai điệu tiếng Anh, người học đôi khi có cảm giác như mình đang học hát vậy.
6. Thử học phương pháp shadowing
Kỹ thuật Cái bóng (Shadowing) đơn giản là cố gắng bắt chước y hệt một đoạn văn hay thoại tiếng Anh mà bạn nghe được. Ở những bước đầu, khi chưa tự tin và thành thục bạn có thể chọn những bài nói có script sẵn và nói lại theo giọng đọc của người bản địa nhưng ở những giai đoạn sau bạn nên thực hành nói cùng lúc với họ. Bằng cách này bạn có thể bắt chước và so sánh cách phát âm cũng như nhịp điệu với bản gốc một cách dễ dàng.
Bạn có thể sử dụng các kênh Youtube như Tedx hay BBC, VOA English để luyện tập Shadowing. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập shadowing bằng các kênh giải trí của các Youtubers nổi tiếng.
7. Một số lưu ý khi luyện phát âm từ vựng tiếng Anh
Chú ý những cặp âm dễ gây nhầm lẫn – Minimal pairs
Minimal pairs là những cặp từ chỉ khác nhau về âm ở cùng một vị trí trong mỗi từ. Do vậy, khi phát âm, nếu không chú ý đến điểm khác biệt và phát âm thật chuẩn thì sẽ gây nhầm lẫn.
Ngoài ra, để phát âm chính xác từ vựng, bạn cũng cần phân biệt được nguyên âm dài.
Khác với tiếng Việt, âm đuôi của từ ngữ khá quan trọng trong tiếng Anh. Bởi nó sẽ giúp người nói phân biệt các từ có âm gần giống nhau như: “nine” và “night”.
Phát âm với giọng ở cổ họng dưới sẽ giúp giọng nói nghe “Tây” hơn và chuẩn hơn nhiều. Điều này ngược với tiếng Việt. Vì thông thường người Việt hay sử dụng tông cao của giọng để đọc và nói.
Chú ý ngữ điệu và cách nhấn nhá khi phát âm
Điểm khác biệt của Tiếng Anh với Tiếng Việt đó là không có dấu. Chính vì vậy để diễn đạt cảm xúc của mình, người nói sẽ sử dụng ngữ điệu đồng thời lên, xuống giọng ở cuối câu và nhấn nhá trọng âm. Do đó khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn không cần nghe và hiểu hết từng từ của cuộc hội thoại.
Chỉ cần chú ý vào các từ trọng âm được nhấn mạnh, ngữ điệu là bạn có thể hiểu và giao tiếp được rồi. Tuy nhiên,điều này đòi hỏi bạn cần luyện cảm nhận và mô phỏng cách phát âm của người bản ngữ.
Cách Phát Âm 44 Âm Cơ Bản Trong Tiếng Anh
Phát âm tiếng Anh là kiến thức cơ bản quan trọng giúp học tốt tiếng Anh. Vậy, làm cách nào để phát âm chính xác? Ở bài viết này, Langmaster xin chia sẻ cách phát âm 44 âm cơ bản trong tiếng Anh. Nắm được kiến thức này, mình tin bạn có thể cải thiện kỹ năng nghe nói tiếng Anh nhanh chóng.
Âm trong tiếng Anh có 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Mỗi loại có cách sắp xếp vị trí và cách phát âm khác nhau:
– Các nguyên âm : /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/
– Các phụ âm : /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/
– Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên, khoảng cách môi trên và môi dưới hẹp
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong, đưa lên gần ngạc trên, lưỡi chạm vào hai thành răng trên
– Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài
– Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên nhưng không rộng bằng âm /i:/, khoảng cách môi trên và môi dưới mở hơn một chút so với âm /i:/
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng, nhưng hơi lùi về sau hơn âm /i:/
– Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong nhẹ, đưa lưỡi lên cao gần ngạc trên
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút
– Hướng đưa của lưỡi : Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái
– Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt
– Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng
– Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài
– Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái
– Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt
– Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, thấp hơn một chút so với âm /ɜː/
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng, hàm dưới đưa xuống thoải mái, tự nhiên.
– Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt; hơi đưa về phía sau so với âm /æ/
– Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Môi mở tròn, hướng ra ngoài
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên
– Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài
– Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, hướng ra ngoài, bè hơn một chút so với âm /u:/
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa khá sâu vào trong khoang miệng, không sâu bằng âm /u:/
– Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên, thấp hơn âm /u:/ một chút
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Môi mở thật tròn, cả môi trên và môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, phía đầu lưỡi đưa thấp xuống
– Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.
– Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, thấp hơn một chút so với âm /ɔ:/
– Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
– Hình dáng của môi: Môi mở thật rộng, hàm dưới đưa xuống một chút
– Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
– Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới
– Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /ɪ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miêng, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/
Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, ngay sau đó, miệng hơi mở ra.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm trước /ɪ/
Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng vẫn mở rộng sang hai bên.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi lên gần ngạc trên, vẫn hướng ra phía trước.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /a:/ sang âm trước /ɪ/
Khi bắt đầu, miệng mở rộng hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ɔ:/ sang âm trước /ɪ/
Khi bắt đầu, miệng mở thật tròn, hàm dưới đưa xuống, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /æ/ sang âm sau /ʊ/
Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.
– Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
– Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm giữa /ɜ:/ sang âm sau /ʊ/
Khi bắt đầu, môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.
Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi nằm ở khoảng giữa trong khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
– Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.
– Phương thức cấu âm: Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
– Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.
– Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
– Vị trí cấu âm: Hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng.
– Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
– Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng.
– Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
– Vị trí cấu âm: Miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng.
– Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
– Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.
– Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
– Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
– Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
– Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
– Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
– Vị trí cấu âm: Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/
– Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm.
– Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phát Âm Tiếng Ý trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!