Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Học Tốt 3 Môn Toán Văn Anh mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Toán, Văn, Anh là 3 môn học đã theo chúng ta từng những năm học nhỏ nhất cho đến cấp 2 và cấp 3. Ngoài việc 3 môn này được xem là 3 môn chính và được nhiều học sinh lựa chọn cho việc thi đại học, cao đẳng. Với những ai lựa chọn 3 môn học này thì họ sẽ có ưu điểm hơn vì, 3 môn Toán, Văn, Anh luôn được lựa chọn cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, và 3 môn học này có số giờ lên lớp khá nhiều trong quá trình học.
Cách học tốt 3 môn Toán Văn Anh
Cách học tốt 3 môn Toán Văn Anh
Cách học tốt môn Toán
Trước tiên, các bạn cần phải học thuộc và nắm vững các kiến thức lý thuyết, các định nghĩa và định lý có trong từng bài học. Để làm được điều này, các bạn cần phải có một tinh thần tự giác cao trong học tập. Bên cạnh đó, các bạn nên đọc hiểu, tìm kiếm các tài liệu về Toán để nâng cao kiến thức cho mình hơn. Việc nghiên cứu và tìm tòi giúp các bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn và sâu hơn.
Sau khi bạn nắm vững được các kiến thức lý thuyết, bạn nên bắt tay vào thực hành ngay. Áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào giải bài tập. Tuy nhiên, một số bạn dù đã học thuộc công thức, định lý… mà vẫn không áp dụng vào bài tập được. Đừng lo lắng, hãy hỏi thầy cô và bạn bè, mọi người sẽ giúp bạn giải quyết được việc này. Bên cạnh đó, bạn phải là người ôn luyện, lý do bạn không áp dụng được là do một phần bạn bị mất kiến thức nào đó trong quá trình học đấy.
Mẹo học Toán Văn Anh tại nhà
Mẹo học Toán Văn Anh tại nhà
Cách học tốt môn Văn
Làm sao để có thể học tốt 3 môn Toán Văn Anh
Làm sao để có thể học tốt 3 môn Toán Văn Anh
Cách học tốt môn tiếng Anh
– Học nhiều từ vựng để bản thân mình có vốn từ thật phong phú và đa dạng;
– Học qua các phương tiện điện thoại, ứng dụng, internet;
– Luyện tập thường xuyên các cấu trúc câu, ngữ pháp;
– Luyện nghe cũng như luyện nói (tránh trường hợp ngữ pháp thì học tốt mà giao tiếp lại không được).
– Các bí quyết để học tốt 3 môn Toán, Văn, Anh
Cách học tốt các môn Khối A, B, C
Cách học tốt các môn Khối A, B, C
– Học tốt kiến thức, nội dung trong SGK;
– Học nhóm cùng với bạn bè;
– Tìm hiểu nhiều tài liệu, sách bào, trên mạng;
– Học kèm thêm nếu bạn đang yếu các môn học đó;
– Thường xuyên luyện tập, giải bài tập hằng ngày để nâng cao kiến thức;
– Hãy tạo cho mình niềm đam mê với môn học.
Võ Thị Ngọc Linh
Cách học tốt 3 môn Toán Văn Anh
Cách Phụ Huynh Dạy Con Học Tốt Môn Toán Lớp 3
Là phụ huynh (PH) của các em học sinh (HS) lớp 3, chúng ta luôn mong mỏi các cháu được nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, học giỏi và chăm ngoan. Muốn thế thì phải kết hợp tốt giữa ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội; không thể phó mặc hết thảy việc giáo dục con em chúng ta cho nhà trường. Vì thế mỗi vị PH chúng ta đều có nguyện vọng được đem tài, trí của mình ra để hỗ trợ cho nhà trường trong việc dạy dỗ các cháu. Điều này vừa giúp các cháu học tốt hơn, vừa giúp tạo ra mối quan hệ gắn bó, khăng khít hơn giữa cha mẹ và con cái, đem lại nhiều hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình. Nó sẽ lưu lại nhiều kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ trong suốt cuộc đời của trẻ sau này. Tuy nhiên, dạy trẻ không phải là một việc dễ dàng và toán học cũng không phải là một môn học dễ hiểu. Do đó, giúp trẻ học toán ở nhà là một công việc khó khăn và vất vả. Nó đòi hỏi chúng ta phải có một số hiểu biết và năng ực sư phạm cần thiết.
1. Khi dạy trẻ cần phải đảm bảo không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi.
Không dạy các cháu khi :
– Trẻ đang bị lôi cuốn vào một trò chơi hay giải trí nào đó.
– Trẻ đang buồn ngủ hoặc quá mệt mỏi.
– Bản thân PH còn đang bực tức, mệt mỏi hoặc vội vàng vì phải làm một việc nào đó.
Cần lưu ý là không được làm cho trẻ sỢ cũng như không nên nóng nảy, quát tháo hoặc cáu
gắt với các cháu. Khi dạy trẻ, bạn nên hạn chế ngay cả việc cau mặt chứ đừng nói là quát mắng,
đập bàn hay đánh các cháu. Bởi vì nếu các cháu sợ thì sẽ làm toán lung tung, trả lời hú họa,
cầu may và việc học sẽ trở nên hoàn toàn vô ích.
2. Khi đưa ra một bài tập hoặc câu hỏi thì bạn nên cố gắng dành thời gian và khuyến khích,
động viên để trẻ có thể suy nghĩ tự giải hoặc tự trả lời được. Không nên vì nóng ruột mà vội
vàng chỉ bảo hoặc làm hộ ngay cho các em cần lưu ý là chỉ được giúp đỡ khi trẻ đã thực
sự gặp khó khăn, không nên giúp đỡ khi các cháu có thể tự làm (hoặc trả lời) được.
Trong trường hợp trẻ làm sai hoặc trả lời sai thì bạn đừng giải thích dài dòng mà nên xử lí như sau :
– Nêu câu hỏi dưới dạng dễ hiểu hơn bằng cách đưa ra các vật thực, các ví dụ thực tế trong đời sống hoặc dùng sơ đồ, hình vẽ để minh họa.
– Tách câu hỏi đã nêu thành nhiều câu hỏi dễ hơn.
– Suy nghĩ xem trẻ không trả lời được vì đã quên mất kiến thức cơ bản nào thì ôn lại cho cháu kiến thức đó.
Khi không còn cách nào để giải thích cho cháu hiểu thì hãy nở nụ cười trên môi bỏ qua câu hỏi đó hoặc tạm ngừng việc học tập để từ từ nghĩ cách khác. Chúng ta cần quen với suy nghĩ là “Con mình không dốt đâu, chỉ vì mình chưa nghĩ ra được cách hướng dẫn thích hợp mà thôi”.
trẻ là để trẻ phải vươn lên (với lên) thì mới giải quyết được. Nếu nêu câu hỏi quá dễ (ở mức 3. Các bài tập hoặc câu hỏi cần 10 thì ta nên đưa ra bài tập (hoặc câu hỏi) ở mức 6, 7, 8) 11 là vừa. cần phải hơi khó một chút vừa sức với trẻ. Nên theo nguyên tắc sau : Nếu sức của thì sẽ không kích thích được trẻ suy nghĩ, không phát triển được tư duy của các cháu. Còn nếu nêu câu hỏi quá khó (ở mức 13, 14, 15) thì chẳng những trẻ không thể trả lời nổi mà chính chúng ta cũng bế tắc, không biết nên gợi ý, giúp đỡ các cháu như thế nào cho dễ hiểu, dẫn đến mất lòng tin và tự tin của trẻ. Đối với những câu hỏi mà cháu trả lời sai hoặc không đầy đủ, cho dù sau đó trẻ đã tỏ ra nắm vững thì ta cũng chớ vội tin tưởng mà nhất thiết phải đánh dấu để lần sau quay lại. Đối với những câu hỏi quá dễ thì ta nên lướt nhanh hoặc bỏ bớt các gợi ý, các câu hỏi trung gian để đỡ tẻ nhạt và lãng phí thời gian.
cứu ! Bởi vì trong việc dạy toán cho trẻ thì nếu nội dung khó cứu cách dạy mà cứ giảng bừa thì sẽ thất bại. Do đó, 4. Để dạy được trẻ thì PH phải nắm vững nội dung toán học cần dạy và phải nắm được cách dạy nội dung đó ở bậc tiểu học. Chớ nên nghĩ rằng mình có trình độ cao; vài ba phép tính cộng, trừ, nhân, chia của con nít thì muốn, dạy lúc nào chả được. Cần gì phải nghiên tải nội dung đó để các cháu hiểu được lại khó 1 phần thì phương pháp chuyển 3 phần. Nếu chúng ta chủ quan, không chịu nghiên tuyệt đối không được tùy tiện dạy trẻ khi
PH chưa nắm được nội dung và phương pháp.
a) Nói ít, ngắn gọn bằng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
b) Cần kết hợp lời nói với động tác, hình vẽ, trực quan …
c) Không nêu các khái niệm, hạn chế nêu các quy tắc tổng quát.
Khuyến khích trẻ :
– Trả lời đủ câu, ví dụ : Khi PH hỏi “2 cộng 3 bằng mấy ?” thì trẻ phải nói : “2 cộng 3 bằng 5”, không được nói cộc lốc : “5”.
– Tự tìm ví dụ minh họa trong thực tế.
– Tự đặt các đề toán.
– Nêu các thắc mắc, nhận xét.
– Miệng nói, tay làm.
7. Cần tập cho trẻ thói quen :
– Viết số , chữ số , phép tính, cách trình bày bài giải toán cẩn thận và đẹp.
– Ngồi viết đúng tư thế.
– Tự kiểm tra lại đáp SCL
– Học thuộc lòng các phép cộng, trừ, nhân, chia trong bảng.
8. Biết các cháu đã hiểu bài hay chưa, cần đưa ra các câu hỏi (hoặc bài tập) thích hợp.
Nếu các cháu trả lời (hoặc giải) được thì ta mới yên tâm. Chớ nên vội tin khi các cháu nói : “Con hiểu bài rồi”. PH cần quen dần với cách nói :
– Tốt lắm, con hiểu rồi phải không ? Thế thì con hãy làm cho bố (mẹ) bài tập sau …
– Chà, con làm đúng rồi ! Bố (mẹ) rất vui vì quả thực là con đã hiểu bài. Con giỏi lắm !
Nguyên tắc chung là : Trẻ phải tự chứng minh qua hành động của mình là đã hiểu bài, chứ không thể qua lời nói : “Con hiểu rồi !” được.
9. Cũng cần lưu ý là ở trường GV đã dạy các cháu học rồi. Do đó, thực chất của việc dạy ở nhà chỉ là : Giúp các cháu ôn lại bài cũ, làm các bài tập thầy (cô) cho về nhà, uốn nắn ngay
các sai lầm vừa xuất hiện, kiểm tra xem trẻ đã thực sự hiểu bài chưa. PH không nên dạy trước các cháu bài mới (sắp học tới), hãy để dành việc đó cho các thầy (cô) giáo.
Tuy nhiên, nếu phát hiện ra các cháu chưa hiểu bài ở lớp thì PH phải tự mình dạy lại bài vừa học cho trẻ, không để cháu bị lỗ hổng kiến thức. Trong trường hợp trẻ đau bệnh phải nghỉ học thì PH cũng phải làm như vậy.
Giáo Án Hướng Dẫn Học Môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3
– Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt
– Rèn kĩ năng đọc, viết cho HS.
– Hướng dẫn học sinh về nhà
HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn toán. – Rèn kĩ năng nhân chia cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn môn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn toán. Bài 1: Tính 4 x 6 + 129 50 x 4 : 2 Bài 2: Một hàng ghế có 4 học sinh. Hỏi 8 hàng có tất cả bao nhiêu học sinh? Bài 3( dành cho HS giỏi) Hiệu hai số là 729. Nếu giảm số bị trừ đi 124 và tăng số trừ lên 345 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu? 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nêu cách tính giá trị biểu thức? – Gọi HS đọc đề , phân tích đề – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. Lưu ý cho HS giảm số bị trừ thì hiệu giảm, tăng số trừ thì hiệu cũng giảm – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn toán. – Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn mmôn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn toán. * Bài 1: Lớp 3a mua 324 quyển vở, lớp 3b mua ít hơn lớp 3 a 47 quyển. Hỏi lớp 3b mua tất cả bao nhiêu quyển? Bài 2: Buổi sáng cửa hàng bán được 125 kg gạo . Buổi chiều bán nhiều hơn 78 kg. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu kg? Bài 3( dành cho HS giỏi) Buổi sáng cửa hàng bán được 234m vải. Buổi chiều bán nhiều hơn 74 m. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu m? 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. Gọi HS đọc đề phân tích đề – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Bài này củng cố kiến thức gì Gọi HS đọc đề phân tích đề – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Bài này củng cố kiến thức gì – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt – Rèn kĩ năng đọc, viết cho HS. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn mmôn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Tiếng Việt Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau: a. Quạt nan như lá Chớp chớp lay lay Quạt nan rất mỏng Quạt gió rất dày b. Cách diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Bài 2: Điền từ so sánh: Đêm ấy, trời tối mực Trăm cô gái ..tiên sa Mắt của trời đêm.các vì sao. Bài 3( Dành cho HS giỏi) Viết lại 2 thành ngữ tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt. – Rèn kĩ năng viết đơn cho HS. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn môn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Tiếng Việt Bài 1: Dựa vào mẫu đơn đã học , em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Bài 2( dành cho HS giỏi) Viết lại đoạn văn sau thành 4 câu Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm, sau đó mẹ quét dọn trong nhà , ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học. 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn toán. – Rèn kĩ năng cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn mmôn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn toán. Bài 1: Bài 2: Bài 3( dành cho HS giỏi) 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu .
Cách Dạy Con Lớp 2 Học Môn Toán Dễ Dàng
Nếu lớp 1 là thời điểm chuyển giao dễ làm trẻ và phụ huynh bỡ ngỡ thì chương trình học lớp 2 lại càng khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng vì kiến thức được mở rộng, chương trình học nặng hơn. Tuy nhiên, nếu biết cách dạy con lớp 2 đúng chuẩn sẽ giúp bé tiếp thu kiến thức nhanh hơn và bố mẹ cũng đỡ “căng não” hơn. Hãy cùng Kiến Guru tìm hiểu nhé.
Trong chương trình lớp 2, ngoài môn tập đọc, chính tả như lớp 1 vốn đã là một môn khó nhằn với nhiều bé thì sang đến lớp 2, bé sẽ phải làm quen với những phép tính phức tạp hơn ở môn Toán. Vậy nên đối với nhiều bé, môn Toán thật sự là ác mộng, tuy nhiên, áp dụng những phương pháp dưới đây thì bạn có thể giúp con vượt qua môn khó nhằn này.
Cách dạy con lớp 2: Đừng để con học một cách bơ vơ
Như đã chia sẻ, kiến thức môn toán lớp 2 được mở rộng hơn rất nhiều. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy dễ nản lòng với khối lượng kiến thức mênh mông như vậy. Hãy đồng hành cùng con bằng cách đọc trước những kiến thức trong sách, giải thích lại cho con theo một ngôn ngữ dễ hiểu hơn nếu như trẻ chưa kịp tiếp thu ở trên trường lớp.
Hãy kiên nhẫn nếu như trẻ chưa kịp hiểu những gì bạn nói. Nếu giải thích nhiều lần mà trẻ vẫn chưa tiếp thu được thì hãy đổi nhiều phương pháp: tính toán bằng cách vẽ, đếm hạt, dùng que tính, dùng tay, tóm lại là hãy thử đổi nhiều phương pháp để xem cách nào hiệu quả với bé nhất
Hãy dạy bé cách đọc hiểu đề bài, dạng bài, dấu hiệu nhận biết và cách làm bài vì đề bài đôi khi rất dài nhưng lại nhiều dữ liệu không cần thiết. Hãy dạy bé cách xác định dữ kiện quan trọng khi làm bài để tìm ra cách giải phù hợp cho từng dạng bài. Bố mẹ không nên giải bài cho con mà chỉ giúp con tìm ra cách giải bài toán một cách dễ hiểu nhất. Hãy luôn hỏi con có hiểu bài không, nếu không hiểu thì hãy kiên nhẫn giải thích lại nhiều lần.
Nhân chia cộng trừ, cách xem giờ, cách tính giờ, cách tính đồng hồ, bảng cửu chương đều là những bài học mang tính thực tiễn rất cao trong chương trình toán lớp 2 mà bạn có thể chủ động dạy cho con ngay từ bé.
Bạn có thể dạy con xem giờ mọi lúc mọi nơi, chủ động hỏi bé xem bây giờ là mấy giờ bằng cả đồng hồ kim hay đồng hồ điện tử. Trong lúc ăn cơm bạn có thể dạy con làm toán bằng việc đếm số đũa, đếm số chén trên bàn, đây đều là những thứ rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày nên bé có thể dễ làm quen hơn. Làm mọi thứ trở nên thú vị và sinh động là cách dạy con lớp 2 luôn được các chuyên gia giáo dục khuyến khích.
Luyện tập thường xuyên
Cách dạy con lớp 2 để con có thể thành thục cách làm toán và nhớ dạng bài lâu hơn đó chính là giải bài tập thật nhiều. Mỗi ngày, bạn có thể cho bé tập trung vào một dạng bài và giải thật nhiều bài tập ở dạng bài đó để bé có thể nhớ mãi không quên cách làm bài. Sau khi giải hết các dạng bài thì bạn hãy có một bài kiểm tra tổng hợp tất cả các dạng bài đã học với nhau để bé có thể tư duy và phân biệt các loại dạng bài.
Tuy nhiên việc giải bài tập nên diễn ra thường xuyên nhưng với thời gian ngắn, mỗi ngày bé chỉ cần làm bài tập 10-20p nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ tốt hơn so với việc bạn cho bé làm toán liên tục 1 2 tiếng nhưng chỉ 1 ngày trong tuần.
Cách dạy con học lớp 2 bằng cách chơi game
Đối với nhiều bạn nhỏ thì smartphone là một thứ vô cùng hấp dẫn. Hầu như bé nào cũng thích chơi game, xem youtube trên smartphone hơn là những cuốn sách, đơn giản là vì chúng sinh động và thu hút hơn nhiều. Nhiều bố mẹ tỏ ra rất gay gắt đối với việc cho con sử dụng smartphone, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng ưu điểm của điện thoại, máy tính bảng vào việc học. Hãy cho con chơi những game làm toán, tập đọc vô cùng sinh động trên điện thoại trong một thời gian nhất định, quãng thời gian đủ để bé học mà vừa không ảnh hưởng đến thị lực của bé.
Bé sẽ cảm thấy Toán là môn học không đáng sợ và thời gian học sẽ thú vị hơn, bé sẽ có điều để mong đợi hơn. Bằng cách này thì bạn vừa có thể kiểm soát thời gian và nội dung con xem trên điện thoại, giúp hoạt động này mang nhiều lợi ích hơn là mặt hại. Đây là một cách dạy con học lớp 2 khá thông minh được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng.
Hiện nay có nhiều ứng dụng giúp con học toán lớp 2 dễ dàng như Kiến Guru. Nội dung giảng dạy trên app Kiến Guru bao gồm các video bài giảng trọng tâm, các bài tập giúp rèn luyện kiến thức, bộ hình tóm tắt nội dung bài học một cách ngắn gọn, và kho đề thi kèm đáp án chi tiết vô cùng phong phú…Ngoài ra app Kiến Guru còn có tính năng Báo cáo học tập, giúp phụ huynh dễ dàng kiểm soát được con đã học bài gì, làm gì bài, trong thời gian bao lâu, và kết quả thế nào…
Bạn có thể dùng miễn phí hoặc trả phí để có được nhiều tính năng và bài học hấp dẫn hơn cho con mình. Ứng dụng này đều có phần luyện tập và kiểm tra để giúp con ôn luyện được những kiến thức, đồng thời kiểm tra xem con bạn có thực sự hiểu bài hay không.
Không quan trọng học bao lâu, quan trọng là học được gì
Rất nhiều bố mẹ hay có tâm lý ép buộc con phải học trong một quãng thời gian cố định, ví dụ như từ 7 giờ đến 9 giờ. Đây là một hành động sai lầm, dễ gây ra sự chán nản và học đối phó ở trẻ. Khi bị ép buộc học trong một thời gian thì trẻ chỉ ngồi vào bàn tập đọc và làm vài phép tính cho hết giờ chứ có thể không thực sự đọng lại được kiến thức gì.
Bạn hãy ra một mục tiêu cụ thể, ví dụ như buổi học hôm nay bé có thể giải được 3 bài tập toán, tập viết 10 chữ, bất kể khi nào bé hoàn thành thì buổi học sẽ kết thúc. Nếu trẻ tiếp thu nhanh thì bé sẽ làm nhanh, nhưng nếu bé làm chậm thì bạn cũng có thể biết được là bé đang gặp vấn đề ở đâu. Hãy luôn đồng hành cùng con trong cách buổi học này, luôn giữ vai trò định hướng và gợi ý cho con làm bài đúng, không đốc thúc, ép con làm bài nhanh.
Đây cũng là cách con dạy lớp 2 giúp bé tự giác hơn trong việc học, trong suy nghĩ của bé sẽ biết được chính xác hôm nay mình phải làm bao nhiêu bài chứ không bị áp lực phải học bao nhiêu tiếng.
Hiểu rõ thế mạnh của con
Tuy lời khuyên không nên đặt nặng áp lực học hành cho con đã được các chuyên gia giáo dục khuyến khích trong nhiều năm nay, nhưng thực tế không nhiều bố mẹ hiểu được việc nên chấp nhận năng lực của con. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều không giống nhau, môi trường sống và cách giáo dục cũng là một phần khiến khả năng tiếp thu, tư duy của trẻ đều khác biệt.
Thay vì ép con đạt được điều mình mong muốn thì bạn nên tìm hiểu trẻ có thế mạnh ở môn học nào. Có bé sẽ làm toán rất nhanh nhưng có bé lại thể hiện năng khiếu của mình ở môn tiếng Anh.Mọi năng khiếu đều đáng quý và hãy giúp con hiểu rằng bạn rất trân trọng khả năng của con, nhưng đồng thời con cũng phải đạt được mức tối thiểu kể cả ở những môn con không thích vì đó là trách nhiệm và tiêu chuẩn giáo dục.
Hãy cùng con tìm ra nguyên nhân và giải pháp nếu bé không thực sự thích môn học nào đó. Đây là cách dạy con lớp 2 vô cùng tâm lý mà các bố mẹ nên phát huy và khuyến khích con đi theo.
Với những cách dạy con lớp 2 mà Kiến Guru vừa chia sẻ, chúng tôi hi vọng các bậc phụ huynh và bé sẽ dễ dàng hơn trong việc học tốt những môn trong chương trình giáo dục lớp 2. Hãy luôn tìm cách để chương trình học của con trở nên thú vị, sinh động hơn, giúp bé không nhàm chán và tìm được hứng thú trong học tập.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Học Tốt 3 Môn Toán Văn Anh trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!