Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Học Tiếng Việt Nhanh Và Dễ Dàng mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong một dịp tình cờ, tôi được tham dự một buổi văn nghệ tất niên do các em thiếu nhi thuộc lớp dạy tiếng Việt thí điểm của Viện Việt Học trình diễn. Một bé trai khoảng 7 hay 8 tuổi lên sân khấu đọc cho khán thính giả nghe một bài thơ hai ba trang rất dài, một cách trôi chảy có vần điệu. Điều đáng ngạc nhiên là em chỉ mới học ở lớp tiếng Việt thực nghiệm này trong 6 tuần, mỗi tuần 2 tiếng đồng hồ vào ngày thứ Bảy. Nghĩa là trong quá trình học, em học tất cả 12 tiếng. Em có thể đọc thông thạo tiếng Việt, đúng dấu giọng mà không cần hiểu nghĩa bài văn, thơ hay báo. Chuyện này làm mọi người sững sờ. Riêng tôi, trong lòng dấy lên một cảm xúc khó tả, vừa ngạc nhiên vừa vui sướng. Tôi nghĩ em bé ấy thật thông minh. Tôi từng có kinh nghiệm dạy trẻ học tiếng Việt, tôi biết, để các em đọc thông thạo tiếng Việt như vậy, các em cần một thời gian dài hơn nhiều, nhất là các em sống ở Mỹ hay hải ngoại mà Anh ngữ hay phương ngữ là sinh ngữ chính.
Sau buổi tiệc, tôi có tiếp xúc với ban giám hiệu của Viện Việt Học để tìm hiểu thêm hầu sáng tỏ thắc mắc của mình. Tôi khám phá ra đây không phải là việc đơn thuần. Cũng không tại em bé này thông minh hay là một nhân tài xuất chúng nổi trội mà em được giảng dạy Việt Ngữ theo phương pháp mới “Âm Vị Học tiếng Việt”. Đây là một công trình nghiên cứu đã lâu của nhiều giáo sư và những nhà nghiên cứu về Việt Học từng có quan tâm và trăn trở về những phương pháp dạy tiếng Việt ở hải ngoại cho trẻ nhỏ. Các vị khi ra ngoại quốc có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hoá và phương pháp giáo dục của người ngoại quốc, lại gặp khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Việt nên đã dấy lên một mối ưu tư to lớn. Họ là các Giáo sư Nguyễn Đình Hoà, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Bạt Tụy, Lưu Gia Linh, Nguyễn Phước Đáng, Phạm Văn Hải, LM Lê Văn Lý…. Các vị ấy đã đi sâu vào việc nghiên cứu ngữ học và cảm thấy phương pháp giáo dục cũ, phép đánh vần và học mặt chữ Quốc Ngữ có vấn đề. Tuy nhiên họ không tích cực đề ra phương pháp Âm Vị Học. Người sử dụng có thể tự chọn lấy phương pháp Âm Vị Học hay một số phương pháp cũ tùy theo cách ứng xử riêng.
Ngược lại, Giáo sư Trần Ngọc Ninh thấy rằng dạy trẻ nhỏ theo phong cách cổ xưa không còn hợp thời và thiếu khoa học. Tất cả phải được đánh giá lại dựa trên những hiểu biết đương thời, theo tâm lý trẻ nhỏ, kể cả đường lối sư phạm. Ngày nay chúng ta đã bước sang thời đại tin học, chúng ta cần có một phương pháp đánh vần và giảng dạy mới trong đó tính nhân bản dành cho trẻ nhỏ là trọng tâm. Có như vậy mới đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi hiện đại. Ông thấy rõ các em nhỏ khi học tiếng Anh chúng quen thuộc với phép giảng dạy tiếng Anh bằng Âm Vị Học (Phonology) ở trường lớp, nên nếu dạy các em theo một phương cách mới bằng Âm Vị Học tiếng Việt nương theo Âm Vị Học tiếng Anh, chắc chắn các em sẽ học dễ và nhanh hơn. Hơn thế nữa, các thanh thiếu niên ngoại quốc chưa từng học nói và viết tiếng Việt khi áp dụng phương pháp này, sẽ đạt được tiến bộ còn nhanh hơn các em thiếu nhi. Họ chỉ cần dựa theo cách phát âm có sẵn đã học tại trường văn hóa và nhận ngay ra cách phát âm trong tiếng Việt của chúng ta.
Ông chủ trương tích cực đẩy mạnh phương pháp Âm Vị Học và áp dụng một cách triệt để. Ông phân tích rõ ưu và khuyết điểm của việc sử dụng. Qua quá trình làm việc với GS Trần Ngọc Ninh và một số học giả khác cùng những tài liệu mà Viện Việt Học có được, Viện thấy được hiệu quả của việc dùng Âm Vị Học nên đã mở ra một chương trình thí điểm Việt ngữ 3 năm. Đây là một thử nghiệm đầu tiên(2008) rất quan trọng, vì qua 3 năm hoạt động với nhiều công sức, nỗ lực, nó mang lại sự thành công ngoài mức mong đợi. Viện đã mang kinh nghiệm này phổ biến và chia sẻ ở các trung tâm Việt Ngữ ở những tiểu bang khác như Washington DC, Minessota, Texas…v..v…
Giáo sư Nguyễn Minh Lân là một trong các vị giảng dạy tại Viện cho biết:
Trong khi trên thế giới, Âm Vị Học(phonology) được áp dụng ở các quốc gia tiên tiến ngày naỵ. Tuy lối áp dụng của mỗi quốc gia có những đặc tính khác và cách phát âm riêng nhưng nguyên tắc chung vẫn là cách phát âm từ thanh quản đi lên miệng, môi, lưỡi của một người. Âm Vị Học Việt Nam cũng có cách phát âm riêng theo được tiếng nói của người Việt và ghi ra được bằng chữ alfabet.
Ngày xưa khi chúng ta học a,b,c mình phát âm là a, bê, xê. Vô tình mình đọc và phát âm không đúng với tiếng Việt của mình mà mình đọc theo lối phát âm của người Bồ Đào Nha hay người Pháp. Với chữ a,e, ê thì đúng với lối phát âm của Người Việt Nam nhưng với chữ bê thì âm này không phải âm của Việt Nam. Có khi mình phát âm là bờ , cũng không phải âm Việt Nam. Âm tạm đúng phải đọc b là bơ. Hay chữ ca trong ca hát, mình sẽ đánh vần là xê a ka, nếu đánh vần đúng phải là xê a xa theo âm tiếng Pháp như Cinéma. Chúng ta theo thói quen mà đọc như vậy rồi chứ nếu theo như âm đọc của chữ ca chúng ta phải viết và đánh vần như kờ a ka và viết là ka hát thay vì ca hát.
Lúc trước khi học chữ Việt chúng ta học a, ă, â, e, ê, i. Lợi điểm trong cách phát âm của Âm Vị Học là các em được học về nguyên âm(những âm chính) trước sau đó mới đến phụ âm. Như a, e , i, u được dạy trước và t, b, c sẽ dạy sau. Các nguyên âm, ă, â cũng được dạy sau vì các nguyên âm này luôn luôn có phụ âm đứng sau như ăn, ấm nhưng nhóm nguyên âm này không bao giờ có phụ âm đứng trước, nếu có thì chúng phải có dấu trên đầu hay có phụ âm đứng sau như tắt hay cấm. Lối dạy cũ thiếu sự phân loại nên các em dễ lẫn lộn. Chúng ta gọi vần ngược tức nguyên âm trước phụ âm sau, vần xuôi tức phụ âm trước nguyên âm sau. Thí dụ như chữ ta là vần xuôi và an là vần ngược. Tuy nhiên khi gọi như thế, cách gọi này gọi theo chỉ dấu chứ không theo âm. Viện Việt Học đặt lại lối gọi là vần thông và vần chặn. Như khi phát âm chữ ta, âm đi thông không bị chặn, còn chữ an thì âm bị chặn không vang ra nữa.
Với hai nguyên âm đặc biệt ă và â, muốn học hai chữ này phải học vần chặn của chữ a là an hay am trước rồi mới học ăn và ân. Khi đó các em đã quen thuộc với vần chặn mà bắt qua học ă và â dễ hơn. Khi học theo phương cách học xưa của a, ă, â, chúng ta không biết đến vai trò đặc biệt của nguyên âm ă và â ra sao. Phương cách mới giúp các em biết được những phụ âm nào đứng trước nguyên âm và những nguyên âm nào cần phụ âm đứng sau. Do đó khi chúng ta học đánh vần chữ ba, theo cách cũ chúng ta sẽ đọc bờ a ba, nhưng theo Âm Vị Học VN thì ta đọc nguyên âm trước a rồi ba. Hoặc khi học chữ thuận, ta sẽ chia chữ thuận ra làm hai phần vần thông là thu và vần chặn là ận. Các em đã học Âm Vị Học tiếng Anh quen rồi sẽ kết hợp thu và ận thành thuận. Yếu tố dễ dàng và quen thuộc sẽ dẫn tới việc thích thú khi học. Một khi các em thích học tiếng Việt thì việc học không còn là vấn đề đối với các em.
Khi hỏi tới việc dùng Âm Vị Học vào việc học viết có hiệu quả hơn lối cũ không thì ông Lân cho biết thêm:
Lợi điểm thấy rõ là các em bỏ dấu rất đúng. Chúng ta thường bỏ dấu theo lối đối xứng là bỏ theo thẩm mỹ. Thí dụ như chữ của, dấu hỏi sẽ bỏ ở giữa trên chữ u, nhưng bỏ dấu như vậy khi đánh vần sẽ ra củ..a không đúng ngữ âm tiếng Việt. Theo Âm Vị Học thì Viện dạy các em bỏ dấu theo âm đọc. Nghĩa là các em sẽ bỏ dấu trên chữ a cuối: cuả. Chúng ta sẽ thấy lối viết bỏ dấu này lạ mắt đối với lối viết bình thường. Chắc chắn sẽ có người bị dị ứng nhưng viết như thế mới đúng và hợp theo với cách phát âm của tiếng Việt.
Song song với dạy học và viết, các em còn được học sinh hoạt học đường. Trong giờ này các em được học những bài hát và các màn kịch. Nhờ sinh hoạt mà các em thực tập ngữ nghĩa tiếng Việt thấm và nhanh hơn vì các em vốn năng động và thích chơi nhiều hơn học. Khi các em thành công sau 3 năm thực nghiệm, chương trình này được đổi tên là lớp Việt ngữ căn bản. Ngoài ra Viện còn đưa ra những tiêu chuẩn khi ghi danh một em học sinh tình nguyện theo chương trình thí điểm. Đó là sự đóng góp công sức của các phụ huynh muốn cho con em mình theo học. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ phải theo dõi và chăm sóc các em trong suốt học trình. Viện sẽ hướng dẫn các phụ huynh nên giúp đỡ các em trong phương diện gì, học cái nào. Các thầy cô giáo cũng được phỏng vấn và huấn luyện kỹ lưỡng trước khi đứng lớp. Vấn đề tâm lý trẻ em, dạy đọc và viết theo Âm Vị Học, tương quan và giao tiếp giữa phụ huynh, học sinh và thày cô giáo là những đề tài căn bản trong lớp tu nghiệp của người dạy. Và tất cả họ đều là những người tự nguyện không lương, hy sinh thời gian cho việc dạy tiếng Việt, với một hoài bảo duy nhất là muốn các em đọc và viết thông thạo tiếng Việt để giữ gìn tiếng mẹ đẻ và qua đó là bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam trên xứ người. Chương Trình Tiếng Việt của Viện hoàn toàn miễn phí cho học sinh.
Sống trong một thời đại toàn cầu hoá, cái khó của chúng ta là làm sao nhận biết được tinh hoa của ta và của người. Viện Việt Học là một tổ chức tự nguyện đặt cho mình cái nhiệm vụ tìm hiểu chuyện đó để cống hiến cho người Việt mình, đặc biệt cho giới trẻ. Chức năng của Viện là làm việc dưới góc cạnh của những người chuyên môn chứ không phải thích đâu làm đó. Các em nhỏ là đối tượng chính trong việc nghiên cứu về tiếng Việt của Viện. Do đó khi dạy các em học, nội dung của tài liệu và sách vở cần phù hợp với nếp sống hiện tại hay môi trường sinh sống chung quanh của các em. Những sách giáo khoa với hình ảnh cũ hay nội dung xa vời với đời sống rất khó cho các em học và tưởng tượng. Thí dụ như hình ảnh một người nông dân dắt trâu ra đồng trong một buổi sớm trong một sách giáo khoa không còn phù hợp. Viện cũng soạn ra sách giáo khoa viết theo thời đại và nhu cầu giúp các em học trong tinh thần thoải mái và thích thú. Chúng ta người của thế hệ đi trước có cái may mắn sống và đối mặt giữa những chấn động văn hoá của thời buổi giao thoa. Nếu thấy được cái hay và chọn được cái ưu việt của hai nền văn hoá Âu Tây nên ứng xử sao cho khôn khéo. Chúng ta cố làm sao để người lớn tuổi sống được một cách an lạc, các em nhỏ có thể hội nhập vào các luồng văn hoá. Nếu thế hệ chúng ta cứ cố chấp khăng khăng nắm giữ những gì xưa cũ sẽ tạo ra một khoảng cách mà vô tình đánh mất các em. Gia đình mất một người, cộng đồng mất một người. Viện Việt Học ý thức được điều này nên đã đưa vai trò của phụ huynh lên, giúp cho họ biết điểm đứng của mình hầu làm cho cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn. Viện thường nhắc nhở họ nên để ý đến con em, thay vì bỏ mặc các em cho trường học bản xứ dạy dỗ. Các em dễ bị hoà lẫn và tan biến vào văn hoá xứ người, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ từ từ biến mất.
Trên phương diện ngữ học hỗ tương, nếu các em thiếu nhi trong nước được giảng dạy tiếng Việt bằng phương pháp Âm Vị Học tiếng Việt, khi các em học tiếng Anh, chắc chắn các em sẽ nhanh chóng quen thuộc với phương pháp Âm Vị Học tiếng Anh và sẽ học mau, hiểu nhanh, phát âm đúng tiếng Anh hơn.
Trong tinh thần nghiên cứu tinh hoa văn hóa bao gồm học thuật và nghệ thuật, khi thành công Viện Việt Học rất muốn chia sẻ sâu xa những tìm tòi có được cùng cộng đồng. Nếu bạn đọc hay các trung tâm Việt Ngữ cần hiểu biết thêm về phương pháp giảng dạy tiếng Việt nhanh và dễ bằng Âm Vị Học, có thể liên lạc trực tiếp với Viện Việt Học. Nếu hoàn cảnh cho phép Viện có thể phái người tới từng địa phương để chỉ dẫn thêm nếu được yêu cầu.
Xin liên lạc Giáo Sư Nguyễn Minh Lân hay
Viện Việt Học , P.O. Box 11900 Westminster, CA 92685-1900
Điện thoại: 714-775-2050, Email: info@viethoc.com
Trịnh Thanh Thủy
Like this:
Like
Loading…
Cách Nhớ Chữ Hán Nhanh Và Dễ Dàng Hơn 50% So Với Học Thông Thường
Để học tốt chữ Hán yếu tố quyết định nhất là các bạn cần chăm chỉ, kiên trì, nhất là thời gian đầu. Ngoài ra học đúng phương pháp và nắm được một số mẹo nhỏ trong quá trình học cũng giúp các bạn tiến tới thành công nhanh hơn trong việc học tiếng Trung.
1. Một số bí kíp nhớ chữ Hán hiệu quả
Bước 1. Học các nét cơ bản và quy tắc viết chữ Hán
Cố gắng ghi nhớ tên và ý nghĩa của các bộ thủ thường xuất hiện trong tiếng Hán, vì nhớ được chúng, các bạn sẽ nhanh chóng học thuộc được các chữ Hán khác.
Khi học chữ Hán bạn cố gắng tưởng tượng theo cách của mình sao cho dễ nhớ nhất. Ví dụ chữ “ 吃” có nghĩa là ăn, bạn có thể tưởng tượng bộ Khẩu 口 là cái miệng , thức ăn đưa vào miệng và xuống dạ dày có hình thù giống bộ Ất 乙
Bước 2. Tập hợp và ghi nhớ các bộ thủ phổ biến
Đa số chữ Hán đều cấu tạo từ nhiều bộ thủ, tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và ghi nhớ chữ Hán. Bộ thủ có thể thể hiện ý nghĩa (biểu nghĩa) của chữ hoặc thể hiện âm đọc (biểu âm) cuả chữ, vì thế có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.
Ví dụ biểu nghĩa:
Ví dụ biểu âm:
– Những chữ có bộ 生 như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”.
– Những chữ có bộ 青 như 清, 请, 情, 晴 đều mang cùng thanh mẫu vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau thanh điệu.
Bước 3: Luyện tập hàng ngày
Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Trung, học từ mới đến đâu các bạn phải luyện viết từ mới tới đó. Đồng thời, vừa viết vừa phải suy nghĩ trong đầu về nét, về bộ mình đang viết, đừng đưa ngòi bút trong vô thức mà phải tư duy theo kết cấu của chữ Hán theo cách phân tích bên trên.
2. Một số phương pháp nhớ chữ Hán
1. Phương pháp chiết tự
Có nghĩa là “tách chữ để nhớ chữ”. Chiết tự chính là phân tích chữ một cách linh hoạt và sáng tạo theo một tư duy logic nhất định giúp chúng ta nhớ chữ lâu hơn. Ví dụ:
– Chữ 休 nghĩa là “nghỉ ngơi”, chữ này được ghép từ chữ 人(người) và chữ 木(cây), như vậy chữ 休 có nghĩa là người dựa vào gốc cây ngồi nghỉ.
– Chữ 好 có nghĩa là “tốt”, được ghép bởi chữ 女 (phụ nữ) và chữ 子 (con trai), theo quan niệm phong kiến của Trung Quốc, phụ nữ sinh được con trai mới là tốt.
2. Phương pháp nhớ chữ Hán qua thơ
Người Việt đã sáng tạo nên những câu thơ, câu văn vần mô tả chữ để ghi nhớ chữ Hán lâu hơn. Ví dụ:
Chữ 德 gồm: bộ chim chích hay nhân kép (彳), thập (十), tứ (四), nhất (一) và tâm (心), được miêu tả qua hai câu thơ:
Chim chích (彳) mà đậu cành tre
Thập (十) trên tứ (四) dưới nhất (一) kề liền tâm (心).
VD : “Chim chích mà đậu cành tre
“Cô kia đội nón chờ ai
“Hai người núp một gốc cây
3. Nhớ chữ Hán qua chữ Hình thanh (Hài thanh)
Trong chữ Hán có khoảng gần 80% là chữ Hình thanh, chữ hình thanh là chữ mà trong đó có một bộ thủ đại diện cho nghĩa, một bộ thủ đại diện cho âm đọc. Khi ta nắm được ý nghĩa các bộ thủ và âm đọc của nó thì ta có thể dễ dàng suy luận và ghi nhớ được các chữ Hán khác.
Ví dụ:
Ta đã học được chữ “马 mă” nghĩa là con ngựa. Thì khi ta học chữ “妈妈 Māma” nhanh hơn, vì mẹ là con gái, nên có bộ 女, cách phát âm từ 妈妈 cũng gần giống “ma”, Như vậy chữ 妈 là chữ Hình thanh, trong đó bộ “女nữ” đại diện cho nghĩa chỉ con gái, bộ “马 mã” đại diện cho thanh vì có âm đọc gần giống nhau
Tương tự ta có: 吧、爸、把…đều là chữ Hình thanh. Chữ “爸 bà” có bộ Phụ nói về bố, và chữ 巴 chỉ cách phát âm là “ba”
4. Sử dụng giấy nhớ
5. Đi học tại trung tâm
Tiếng Trung Thượng Hải luôn được học viên đánh giá là điạ chỉ học tiếng Trung uy tín và chất lượng tại Hà Nội. Với phương pháp dạy và luyện tập, học là thực hành luôn, với chương trình học riêng cho từng cấp độ từ các lớp Hán ngữ cơ bản tới nâng cao. Đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm, tâm huyết với nghề luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ học viên, hướng dẫn học chi tiết, dễ hiểu, truyền thụ các phương pháp học hay, giúp bạn thêm tự tin trong việc học tiếng Trung.
6. Học chữ Hán qua thích thư Pháp
Cuối cùng là ở chính bản thân các bạn, hãy kiên nhẫn, và chăm chỉ. Mỗi ngày dành một chút thời gian để luyện viết và đọc chữ Hán, sau một thời gian chăm chỉ học, bạn sẽ phát hiện ra chữ Hán càng học càng dễ.
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC TIẾNG TRUNG HIỆU QUẢ
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG TRUNG
ĐỐI CHIẾU CHỮ HÁN PHỒN THỂ VÀ GIẢN THỂ
CÁCH HỌC TIẾNG TRUNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
CÁC FONT CHỮ HÁN ĐẸP
Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Giúp Học Tiếng Nhanh Và Dễ Dàng
Trước khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, điều bạn cần làm là học bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Tiếng Hàn cũng vậy, bước đầu để chinh phục Hàn ngữ chính là làm quen với chữ cái tiếng Hàn. Tuy cách viết tiếng Hàn khác hoàn toàn so với cách viết tiếng Việt. Nhưng học tiếng Hàn không hề khó. Bạn không cần quá lo lắng vì các ký tự tiếng Hàn đều khá dễ viết.
Bảng chữ cái tiếng Hàn có tên gọi là Hangeul hay Choseongul. Đây là bảng chữ tượng hình có từ thời xưa và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.Nó được lập bởi vị vua thứ 4 của triều đại Sejong cùng với sự góp sức của các nhân sĩ trong Tập hiền điện.
Hệ thống chữ cái được hoàn thiện vào năm 1443 và chính thức được sử dụng vào năm 1446 với tên gọi Huấn dân chính âm. Tại Hàn Quốc hiện nay có ngày Hangeul là ngày để kỉ niệm sự ra đời của bảng chữ cái tiếng Hàn.
Bảng chữ cái Hangeul ra được tạo ra để giúp mọi người dân có thể đọc và viết chữ, đặt biệt là tầng lớp bình dân. Thay vì sử dụng chữ Hán và các văn bản tiếng Triều Tiên như trước đó. Việc sử dụng nó giúp người dân có được một ngôn ngữ mới đơn giản và dễ học hơn. Bộ Huấn dân chính âm do vua Sejong sáng tác đã có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và phổ biến rộng rãi tư tưởng của các giai cấp lãnh đạo trong xã hội thời xưa.
Cho đến nay, chữ viết Hangul đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Hàn Quốc. Bảng chữ cái này trở thành nền tảng cơ bản nhất để cả người dân Hàn Quốc và người nước ngoài bước đầu học đọc và viết tiếng Hàn.
Tuy nhiên, qua quá trình cải tiến, hiện nay bảng chữ cái tiếng Hàn chỉ còn 40 kí tự được phân thành 21 nguyên âm và 19 phụ âm. Nhờ nó tinh gọn đã giúp cho việc học tiếng Hàn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các nguyên âm cơ bảng làㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ, ㅣ, . Mỗi nguyên âm cơ bản đều được xây dựng theo một trật tự nhất định. Do đó, khi viết tiếng Hàn, bạn cần tuân thủ theo quy tắc viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Nguyên âm “ㅏ” được phát âm là “a” trong mọi trường hợp.
Nguyên âm “ㅓ” được phát âm là “ơ” hoặc “o” tuỳ theo vùng miền khác nhau. Phía Bắc Hàn Quốc thì âm “o” rõ hơn. Các từ có kết thúc bằng nguyên âm “ㅓ” thường được đọc là “o” hay “ơ”. Còn các từ kết thúc bằng 1 phụ âm cũng được đọc là “o” hoặc “ơ”. Đôi khi nguyên âm “ㅓ” cũng được phát âm giống như âm “â” trong tiếng Việt.
Ví dụ
“에서” đọc là “ê xơ”
“안녕” đọc là “an nyơng” hay “an nyâng”
Nguyên âm “ㅗ” được phát âm là “ô” như trong tiếng Việt. Nhưng nếu sau nguyên âm ô “ㅗ” là “k” hoặc “ng” thì nguyên âm này sẽ được đọc kéo dài hơn một chút.
Ví dụ
“소포” đọc là “xô p’ô”
“항공” đọc là “hang kông”
Nguyên âm “ㅜ” được phát âm là “u” như trong tiếng Việt. Nhưng nếu sau “ㅜ” là “k” hoặc “ng” thì nguyên âm này sẽ được đọc kéo dài hơn một chút.
Ví dụ
“장문” đọc là “changmun”
“한국” đọc là “han kuk”
Nguyên âm “ㅡ” được phát âm như “ư” trong tiếng Việt.
Nguyên âm “ㅣ” được phát âm như “i” trong tiếng Việt.
Nguyên âm “ㅔ” được phát âm như “ê” trong tiếng Việt nhưng miệng mở rộng hơn một chút.
Nguyên âm “ㅐ” được phát âm tương tự như “e” trong tiếng Việt, đôi lúc nguyên âm này được đọc giống như “a”.
Bảng chữ cái tiếng Hàn có các nguyên âm ghép bao gồm các nguyên âm: 애, 얘, 에, 예, 와, 왜, 외, 워, 웨, 위, 의
Cách phát âm chữ Hàn chuẩn
“ㅢ” được phát âm là “ưi” nếu nó đứng đầu tiên trong câu hoặc đầu của một từ độc lập. Nguyên âm này được phát âm là “ê” khi nó đứng ở giữa câu. Nếu “ㅢ” đứng ở cuối câu hoặc cuối của một từ độc lập thì được phát âm là “i”.
“ㅚ” được phát âm là “uê” mặc dù cách viết của nguyên âm này là “oi”.
Lưu ý: Các nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn không thể đứng độc lập mà đứng trước nó luôn là phụ âm không đọc “ㅇ” khi đứng độc lập trong từ hoặc trong câu.
아 – 어 – 오 – 우 – 으 – 이 – 에 – 애 đọc theo thứ tự là a – ơ – ô – u – ư – i
야 – 여 – 요 – 유 – 예 – 얘 đọc theo thứ tự là ya – yơ – yô – yu – yê – ye
와 – 왜 – 워 – 위 – 웨 đọc theo thứ tự là oa – oe – uơ – uy – uê
Khi học nguyên âm, bạn cần lưu ý đến cách phát âm trong tiếng Hàn và cách ghép âm tiếng Hàn của các nguyên âm với phụ âm trong tiếng Hàn.
“ㄱ” phát âm là giyeok (기역), hoặc kiŭk (기윽) theo tiếng Bắc Hàn
“ㄴ” phát âm là nieun/niŭn (니은)
“ㄷ” phát âm là digeut (디귿), hoặc tiŭt (디읃) theo tiếng Bắc Hàn
“ㄹ” phát âm là rieul/riŭl (리을)
“ㅁ” phát âm là mieum/miŭm (미음)
“ㅂ” phát âm là bieup/piŭp (비읍)
“ㅅ” phát âm là siot (시옷), hoặc siŭt (시읏) theo tiếng Bắc Hàn
“ㅇ” phát âm là ieung/iŭng (이응)
“ㅈ” phát âm là jieut/chiŭt (지읒)
“ㅊ” phát âm là chieut/ch’iŭt (치읓)
“ㅋ” phát âm là kieuk/k’iŭk (키읔)
“ㅌ” phát âm là tieut/t’iŭt (티읕)
“ㅍ” phát âm là pieup/p’iŭp (피읖)
“ㅎ” phát âm là hieut/hiŭt (히읗)
“ㄲ” phát âm là ssanggiyeok (쌍기역)
“ㄸ” phát âm là ssangdigeut (쌍디귿)
“ㅃ” phát âm là ssangpieup (쌍비읍)
“ㅆ” phát âm là ssangsiot (쌍시옷)
“ㅉ” phát âm là ssangjieut (쌍지읒)
Mỗi âm tiết trong tiếng Hàn được cấu thành từ nguyên âm và phụ âm. Vị trí của phu âm sẽ tùy thuộc và vị trí của nguyên âm đi kèm với nó là nguyên âm “dọc” hay “ngang”.
Ví dụ về cách ghép nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn:
Các nguyên âm ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣ là các nguyên âm dọc. Theo quy tắc viết chữ Hàn Quốc, các nguyên âm này được đặt bên phải của phụ âm trong âm tiết.
ㄴ + ㅏ = 나 được đọc là “na”
ㅈ + ㅓ = 저 được đọc là “chơ”
Các nguyên âm ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ là các nguyên âm ngang. Theo quy tắc viết chữ Hàn Quốc, các nguyên âm này được đặt ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết.
ㅅ + ㅗ = 소 được đọc là “sô”
ㅂ + ㅜ = 부 đọc là “bu”
Lưu ý, khi không có âm phụ nào đứng trước nguyên âm thì âm “ㅇ” sẽ được tự động thêm vào. Lúc này phụ âm “ㅇ” là một “âm câm” và có vai trò như là một ký tự làm đầy.
Ví dụ chữ 이 sẽ được phát âm giống nhưㅣ, còn 으 sẽ được đọc giống như ㅡ
Cách đọc nối âm tiếng Hàn với phụ âm cuối
ㄱ, ㅋ, ㄲ phát âm là [-k]
ㄴ phát âm là [-n]
ㄷ, ㅅ, ㅈ, ㅊ, ㅌ, ㅎ, ㅆ phát âm là [-t]
ㄹ phát âm là [-l]
ㅁ phát âm là [-m]
ㅂ,ㅍ phát âm là [-p]
ㅇ phát âm là [-ng]
Ví dụ trong các từ 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì các phụ âm ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ là những phụ âm cuối.
Phương pháp học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu
Học thuộc chữ cái tiếng Hàn
Để bắt đầu học một ngôn ngữ, điều đầu tiên cần làm là phải thuộc lòng bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Cách học tiếng Hàn cũng tương tự như vậy. Bạn cần thuộc chính xác 24 chữ cái tiếng Hàn, cách phát âm và viết của mỗi ký tự. Đồng thời phân biệt được 14 phụ âm, 10 nguyên âm khác nhau.
Bước đầu tiên để học chữ cái đó là học thuộc mặt chữ, cách phát âm và cách viết. Sau đó viết từng chữ cái nhiều lần cho đến khi quen tay đồng thời đọc to để luyện phát âm.
Khi phát âm, bạn cần chú ý để đọc sao cho chuẩn, tránh phát âm hời hợt, không đúng sẽ làm ảnh hưởng tới kỹ năng nói và nghe tiếng Hàn sau này. Luyện phát âm đúng là việc làm vô cùng quan trọng. Bởi chỉ có phát âm đúng, bạn mới truyền tải đúng những gì muốn nói và nghe người khác nói được. Luôn nhớ rằng, trước khi nói hay phải học các nói đúng.
Sau khi bạn đã nhớ rõ 24 mặt chữ Hàn. Bước tiếp theo là ghép chúng lại thành các từ, cụm từ có ý nghĩa. Khi học từ vựng tiếng Hàn, bạn nên chọn học những chủ để quen thuộc với cuộc sống hằng ngày. Bạn nên dành ra một khoảng thời gian cố định trong ngày từ 30p đến 1 tiếng để tập trung học từ vựng.
Để học từ vựng trở nên thú vị và dễ dàng hơn, hãy mang chúng áp dụng vào thực tế. Ví dụ, bạn có thể chèn những từ, cụm từ mới được học vào trong các câu nói, đoạn hội thoại thường ngày. Hoặc khi nhìn một vật, hiện tượng nào đó, bạn có thể mô tả chúng bằng các từ vựng tiếng Hàn.
Lưu ý khi học ngữ pháp tiếng Hàn
Bên cạnh từ vựng thì ngữ pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc học một ngôn ngữ. Khi học ngữ pháp tiếng Hàn. Bạn nên học kèm những mẫu câu giao tiếp thông dụng. Hãy học các tiền tố, hậu tố của từ bổ sung. Tiếp đến là học các loại mẫu câu như câu khẳng định, nghi vấn,… và cả cách chia động từ cho chính xác.
Khi mới bắt đầu, bạn nên học những mẫu câu đơn giản và nâng dần độ khó với các câu ghép, câu phức.
Học ngữ pháp tiếng Hàn nên được thực hiện song song với việc học từ vựng. Bạn có thể dùng các câu để giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Hàn. Cách học này giúp bạn có thể ghi nhớ từ vựng và củng cố ngữ pháp rất hiệu quả.
Trong các kỹ năng thực hành một ngôn ngữ, kỹ năng nghe được xem là quan trọng nhất. Khi nghe đúng, bạn sẽ phát âm tốt và có thể nói tiếng Hàn chuẩn xác hơn. Bí quyết để luyện nghe tiếng Hàn là nghe càng nhiều càng tốt. Việc nghe đi nghe lại để “thấm” ngôn ngữ sẽ giúp bạn có được phản xạ tự nhiên.
Có rất nhiều nguồn nghe tiếng Hàn để bạn luyện tập. Hãy tham khảo một số kênh nghe tiếng Hàn chuẩn sau đây:
Xem tin tức tiếng Hàn
Bạn hãy tập thói quen nghe tin tức tiếng Hàn. Những đoạn tin ngắn sẽ giúp bạn dễ tiếp cận hơn. Hãy nghe đi nghe lại và viết tất cả những gì nghe được. Trong quá trình nghe, bạn hãy thử đoán nội dung của đoạn tin tức. Cách làm này rất hiệu quả để học từ vựng và cách phát âm.
Nghe nhạc tiếng Hàn
Đây chắc hẳn là cách luyện nghe tiếng Hàn thú vị nhất. Hiện nay các bài hát tiếng Hàn trở nên phổ biến trong cộng đồng giới trẻ. Chỉ cần nghe đi nghe lại bài hát mà bạn thích và nhẩm theo lời bài hát là bạn có thể vừa luyện tập, vừa giải trí rất hiệu quả.
Để có thể viết tiếng Hàn tốt, điều đầu tiên là bạn phải thuộc nằm lòng bảng chữ cái tiếng Hàn. Đây là bước quan trọng và bắt buộc khi học viết tiếng Hàn.
Vì chữ viết Hàn quốc là chữ tượng hình nên khi mới bắt đầu, bạn có thể mất một thời gian để nhớ mặt chữ. Do đó cần luyện tập viết nhiều lần. Điều quan trọng khi viết tiếng Hàn đó là bạn cần phải viết đúng cách ngay từ đầu. Nếu không đúng các nét ngay từ đầu về sau bắt đầu viết rất khó sửa và dễ gây nhầm lẫn.
Quy luật viết tiếng Hàn đúng phải tuân theo trình từ bút thuận từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Khi học một ngôn ngữ, bạn phải học đầy đủ các kỹ năng thực hành của ngôn ngữ đó. Tiếng Hàn cũng vậy, bên cạnh từ vựng, ngữ pháp thì bạn cũng cần phải học nói. Việc giao tiếp sẽ giúp bạn củng cố các kỹ năng còn lại. Có rất nhiều phương pháp để luyện kỹ năng nói tiếng Hàn, ví dụ như: Có nhiều phương pháp luyện nói:
Luyện nói với người bản địa, hoặc bạn có cùng mục tiêu học Tiếng Hàn.
Luyện nói bằng các tham gia vào các câu lạc bộ Tiếng Hàn, trung tâm dạy Tiếng Hàn có uy tín.
Tự tập nói tiếng Hàn tại nhà bằng các tài liệu giao tiếp tiếng Hàn, ứng dụng dạy tiếng Hàn online.
Đây Là Cách Nhanh Chóng Và Dễ Dàng Giúp Bạn Phát Âm Chuẩn Mọi Từ Trong Tiếng Anh.
Trước đây tôi là một người rất kém tiếng Anh. Tôi được học tiếng Anh bắt đầu từ khi lớp 6. Sau đó tôi tiếp tục được đào tạo khi lên cấp 3, và cả Đại Học. Mặc dù thời gian học rất nhiều nhưng gần như tôi chả biết gì cả. Tôi không thể giao tiếp và diễn tả được điều mình muốn nói bằng tiếng Anh, ngoại trừ những câu đơn giản lặp đi lặp lại rất nhiều năm: Hello, How are you?; I am fine, thank you. And you? …
Tôi khát khao được học tiếng Anh, được giao tiếp với người nước ngoài, để tự tin trong công việc và mỗi lần khi ra nước ngoài không cần phải phiên dịch. Tôi tiếp tục kiên trì học tập, tôi đăng ký các khóa học Online và cả Offline ở trung tâm tiếng Anh, chịu khó để học nhưng kết thúc khóa học tôi vẫn chẳng thể nào giao tiếp được như mình mong muốn.
Có nhiều lúc tôi muốn từ bỏ vì thấy tiếng Anh khó quá, học mãi mà chả tiến bộ gì cả. Chẳng biết học cái gì tiếp theo, học đến bao giờ là đủ. Tôi không có một lộ trình, không có một ai định hướng giúp tôi cả. Tôi cảm thấy rất lo lắng cho tương lai của mình. Đúng trong thời điểm bị trôi nổi và không biết làm như thế nào như vậy. Tôi lang thang trên mạng và tôi may mắn gặp được một người dạy tiếng Anh trên mạng. Tôi tò mò vào để theo dõi và học thử với cô một vài buổi. Tôi thấy có điều gì đó rất lạ. Phương pháp cô dạy hoàn toàn khác biệt so với những nơi trước đây tôi từng học. Cô chia sẻ phương pháp mà người Mỹ đang dạy học cho người Mỹ. Về một bộ phiên âm mang tên American Heritage Dictionary (AHD) mà tôi chưa bao giờ biết. Rồi phương pháp của cô có thể giúp tôi ghép và đọc lên được mọi từ trong tiếng Anh một cách vô cùng đơn giản. Và chỉ sau thời gian 1 tháng tôi đã tự tin để phát âm và tự mình đọc được mọi từ trong tiếng Anh mà không cần ai giúp đỡ. Tôi bắt đầu có sự tin tưởng về phương pháp mà tôi đang được học.
Trong lớp học tôi nghe cô giảng và được biết cô chính là NHÀ NGÔN NGỮ HỌC – NGƯỜI NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH NGÔN NGỮ đang giảng dạy và đào tạo cho một trường học danh tiếng tại Mỹ. Tôi lại càng có niềm tin hơn. Tôi kiên trì không bỏ bất kỳ buổi nào của cô, chịu khó học và làm bài tập đến 1-2h sáng. Tôi không biết là trong thời gian đó, cô đã chú ý đến tôi, và vào một ngày tươi đẹp cô gửi tin nhắn cho riêng tôi và hỏi: Em có muốn làm trợ giảng giúp các bạn cùng học tiếng Anh không?
Trong suốt quá trình làm việc, tôi vẫn tiếp tục cùng cô dạy cho nhiều bạn ở Việt Nam ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Và chúng tôi đã giúp cho hơn 50,000 người từ năm 2013 đến bây giờ. Đến 2016 cô tôi vì lý do sức khỏe đã không tiếp tục dạy nữa. Còn tôi thì vẫn tiếp tục hành trình chia sẻ kiến thức mà mình may mắn có được cho thật nhiều người hơn nữa. Với hơn 6 năm kinh nghiệm, tôi mang phương pháp ấy chia sẻ cho cả các tập đoàn lớn tại Việt Nam như giám đốc, các quản lý, cán bộ nhân viên của bên tập đoàn FPT, ngân hàng VPBank, Đại Sứ Quán Mỹ. Năm 2018 tôi được mời lên các đài truyền hình chia sẻ như VTV6, truyền hình Quân Đội, Truyền Hình Hà Nội, trang báo nổi tiếng Vnexpress…
Vậy phương pháp này thực sự có gì là khác biệt giúp cho nhiều người học tiếng Anh trở nên đơn giản hơn đến thế?
Thứ nhất là nó rõ ràng về lộ trình để giúp chúng ta tự tin trên con đường trinh phục tiếng Anh. Lộ trình đây là lộ trình mà bên Mỹ cũng đang đào tạo. Giúp bạn định hướng được rõ ràng mình cần học gì, theo thứ tự như thế nào để đạt được mục tiêu giao tiếp của mình.
Điều tuyệt vời thứ hai của phương pháp học này đó là bạn được học theo bộ phiên âm của người Mỹ là AMERICAN HERITAGE DICTIONARY (AHD) bạn sẽ hiểu được rõ ràng và tự mình biết được mỗi âm trong tiếng Anh tương ứng với âm trong tiếng Việt của mình là gì từ đó bạn có thể GHÉP VẦN ĐƯỢC TIẾNG ANH GIỐNG NHƯ TIẾNG VIỆT. Giúp bạn phát âm chuẩn, tự tin khi nói chuyện với người nước ngoài. Khiến bạn trở nên ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn, dễ gây được thiện cảm hơn với người bạn giao tiếp.
Và điều tuyệt vời cuối cùng là bạn HỌC ĐẾN ĐÂU HIỂU ĐẾN ĐÓ. Với phương pháp này khi mà bạn theo học, bạn sẽ được các thầy cô hướng dẫn SỬA TỪNG ÂM, TỪNG TỪ, TỪNG CÂU MỘT cho bạn. Đây là một điều rất giá trị giống như bạn đang ngồi trực tiếp và được sửa trực tiếp với các thầy cô.
Lần đầu tiên chinh phục một vòng Hồ Tây – Thử thách lớn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Học Tiếng Việt Nhanh Và Dễ Dàng trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!