Cập nhật nội dung chi tiết về Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 4 Môn Tiếng Việt mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phần 1 BDHSG lớp 4 Câu 1: Trong bài Cái trống trường em, nhà thơ Thanh Hào có viết: Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ. Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve? Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh với đồ vật gì? Bạn ngĩ về đồ vật đó ra sao( khổ thơ 1)? Lời trò chuyện của bạn với đồ vật ( khổ thơ 2) thể hiện thái độ gì? Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào? Gợi ý Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn hoạc sinh đối với cái trống trường thân yêu. Bạn nghĩ về trống trường trong những ngày hè, suốt 3 tháng liền, trống phải nằm yên như đang “ngẫm nghĩ” về điều gì đó. Lời trò chuyệncủa bạn với cái trống trường ở khổ thơ thứ hai thể hiện thái độ âncần, muốn chia sẻ nỗi buồn mà trống phải trải qua. Đó là nỗi buồn ngày hè vắng các bạn học sinh, trống phải nằm im cùng với tiếng ve kêu buồn bã. Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như gắn bó với ngôi nhà thân yêu của mình. Câu 2: Trong bài Ngôi trường mới, nhà văn Ngô Quân Miện tả cảm xúc của bạn học sinh trong lớp học như sau: Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! Em hãy cho biết: Ngồi trong lớp học của ngôi trường mới, bạn họa sinh cảm thấy những âm thanh và sự vật có gì khác lạ? Vì sao bạn có những cảm xúc ấy? Gợi ý Những từ ngữ tả cảm xúc của bạn học sinh khi ngồi trong lớp học của ngôi trường mới thể hiện sự khác lạ: sao tiếng trống rung động kéo dài; tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp; tiếng đọc bài cũng vang vang đến lạ; nhìn ai cũng thấy thân thương; cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng dáng yêu đến thế. Bạn học sinh có những cảm xúc ấy vì bạn rất trân trọng, yêu quý ngôi trường mới, yêu thương cô giáo cùng bạn bè đồng thời cũng rất yêu mém những đồ vật luôn gắn bó với mình trong học tập. Tan học về giữa trưa Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy tre run run. Bà ơi, cháu tên là Hương Cháu dắt tay bà qua đường. Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về, cháu vẫn còn thương. (Mai Hương) Gợi ý Bạn học sing là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về, giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà: Nắng rât nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy trê run run Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay à đi qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn: Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về, cháu vẫn còn thương. Câu 4: Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết: Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa. Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào? Gợi ý Những câu thơ nói về ý nghĩa lời chào: Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà -ý nói: Lời chào giúp ta dễ làm quên và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hóa thành người bạn “dẫn bước” ta đi đến đích, “chẳng sợ lạc nhà”. Lời chào kết bạn Con đường bớt xa. -ý nói: Lời chào còn giúp ta “kết bạn” (sử dụng biện pháp nhân hóa) để cùng có thêm niềm vui trên đường đi, làm cho ta thấy con đường như bớt xa. Có thể nói: Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi. Câu 5: Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam? Gợi ý –Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất của con người Việt Nam: ngay thẳng, trung trực ( “đâu chịu mọc cong”), kiên cường, hiên ngang, bất khuất trong chiến đấu( “nhọn như chông”). -Hình ảnh: Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con. Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất: sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách ( “phơi nắng phơi sương”), biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn tất cả cho con cái, chođồng loại( “có manh áo cộc, tre nhường cho con”). Câu 7: Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi như sau: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan. Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Qua đó, em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao? Gợi ý Câu thơ của Bác Hồ cho thấy: Trẻ em thật trong sáng, ngây thơ và đáng yêu, giống như “búp trên cành” đang độ lớn lên đầy sức sống và hứa hẹn tương lai tươi sáng, đẹp đẽ. Vì vậy, trẻ em biết ăn, ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn. Câu thơ cho em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy yêu thương và quý mến. Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm (Thanh Hào) Gợi ý Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng yêu: Ước gì em hóa đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Đó là ước mơ không phải cho bạn mà dành cho mẹ. Bởi vì người mẹ của bạn phải làm lụng vất vả dưới trời nắng như nung: “Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày”. Bạn ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: “hóa” thành “đám mây” để che cho mẹ “suốt ngày bóng râm”, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Ước mơ của bạn nhỏ chứa đựng tình yêu thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực nên nó thật đẹp đẽ vàđáng trân trọng. Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao! Em mơ làm nắng ấm Đánh thức bao mầm xanh Vươn lên từ đất mới Mang cơm no áo lành. Gợi ý Câu 10: Bằng cách nhân hóa, nhà thơ Võ Quảng đã viế về anh Đom Đóm trong bài “ Anh Đôm Đóm” như sau: Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ. Đọc đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về công việc của anh Đom Đóm? Gợi ý -Anh Đom Đóm chuyên cần lên đền đi gác vào lúc “Mặt trời xuống núi/ Bóng tối lan dần” đây là lúcmọi người đã kết thúc một ngày lao động và chuẩn bị nghỉ ngơi trong đêm. -Anh Đom Đóm đã làm việc rất chuyên cần, cẩn thận: “Đi rất êm” theo làn gió mát; “đi suốt một đêm” để canh giấc ngủ cho mọi người, giúp mọi người yên tâm ngủ ngon. Từ những điều trên, ta thấy công việc của anh Đom Đóm mang ý nghĩa rất đẹp: luôn vì cuộc sống và hạnh phúc của mọi người. Câu 11: Trong bài Ông và cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết: Ông vật thi với cháu Keo nào ông cũng thua Cháu vỗ tay hoan hô: “Ông thua cháu, ông nhỉ!” Bế cháu ông thủ thỉ: “Cháu khỏe hơn ông nhiều! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.” Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều gì sâu sắc? Gợi ý Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc: - Cháu khỏe hơn ông nhiều! (Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ: cháu là người sẽ lớn lên và khỏe hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng). - Ông là buổi trời chiều ( Vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như “buổi trời chiều” đang báo hiệu một ngày sắp hết.) - Cháu là ngày rạng sáng ( Vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như “trười rạng sáng” báo hiệu một ngày mới bắt đầu). Câu 12: Đọc bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi! Bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì? Gợi ý - 2 dòng đầu: Người nông dân đang cày đồng vào buổi ban trưa. Hình ảnh so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” (mồ hôi đổ ra, rơi nhiều như mưa trên ruộng cày) ý nói: Công việc của người cày ruộng, làm đồng áng vô cùng vất vả, khó khăn; - 2 dòng cuối: “Ai ơi” Người nông dân muốn nhắn gửi: Hỡi người bưng bát cơm đầy trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo hơm đã chứa đựng muôn phần đắng cay, vất vả của người lao động làm ra nó. Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối của bài ca dao “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã nhấn mạnh dược sự vất vả, khó nhọc, nhiều khi còn cả đắng cay, buồn tủi của người lao động chân tay cày đồng, làm ruộng, sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống con người, góp phần làm cho con người trở nên sung sướng và hạnh phúc. Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. Gợi ý Những câu thơ của Bác Hồ muốn nói về lòng kiên trì và ý chí quyết tâm của con người. Dẫu công việc có khó khăn, to lớn đến đâu (VD như “Đào núi và lấp biển”), nếu có ý chí quyết tâm cao và lòng kiên trì thì con người nhất định sẽ làm được. VD: Tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng vẫn quyết tâm và kiên trì tập luyện để viết được bằng chân, vươn lên đạt thành tích cao trong học tập (qua câu chuyện “Bàn chân kì diệu”); hoặc tấm gương “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ có ý chí cao đã làm nên sự nghiệp lớn, trở thành một “ bậc anh hùng kinh tế” trong lịch sử Việt Nam, Câu14: đọc đoạn văn sau trong bài “Cánh diều tuổi thơ” của nhà văn Tạ Duy Anh: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Vì sao tác giả nghĩ rằng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”? Gợi ý Tác giả tả trò chơi thả diều qua những từ ngữ và hình ảnh: hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời, thấy cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tác giả nghĩ rằng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều” vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của tác giả có nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ. Câu 15: Trong bài “Quê hương”, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết: Que hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. Đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc? Gợi ý Đoạn thơ gợi những điều đẹp, sâu sắc: - Mỗi người chỉ có một quê hương như là chỉ một mẹ đã sinh ra mình. - Nếu ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương cũng như không nhớ, không yêu mẹ thì người đó dù to lớn về thân xác cũng không thể nói đã trưởng thành và “lớn lên” với ý nghĩa là người có tâm hồn đẹp đẽ. Câu 16: Trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”, nhà thơ Bế Quốc Kiến có viết: Em cầm tờ lịch cũ: -Ngày hôm qua đâu rồi? Ra ngaòi sân hỏi bố Xoa đầu em, bố cười. -Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn. Em hiểu câu trả lời của bố với con qua những câu thơ trên ý nói gì? Gợi ý Thời gian trôi qua đi là thời gian đã mất. Nhưng người bố vẫn nói với con: -Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Bởi vì: “Con học hành chăm chỉ” thì trong cuốn vở hồng của con sẽ được cô giáo ghi những điểm tốt, cuốn vở sẽ ghi lại kết quả học hành chăm chỉ của con. Như vậy, mỗi khi mở vở ra, nhìn thấy kết quả “học hành chăm chỉ”, con có thể cảm thấy “ngày hôm qua” như vẫn còn in dấu trên trang vở hồng đẹp đẽ. Đó là ý nghĩa sâu sắc mà người bố muốn nói với con trong đoạn thơ trên. Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! -Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu! áo mẹ chưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan! Gợi ý Câu trả lời của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ cho thấy: người con chưa thể yên lòng nhận lời khen của mẹ, bởi vì sự cố gắng chăm ngoan của con dù to lớn đến đâu cũng không thể sánh bằng công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Một khi mẹ vẫn còn ngày đêm vất vả, khó nhọc: áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Tác giả luôn cảm thấy mình “chưa ngoan” vì chưa đền đáp được công ơn trời biển của mẹ. Qua câu trả lời, những suy nghĩ của tác giả đã cho thấy tình cảm yêu thương và lòng hiếu thảo của con đối với người mẹ kính yêu. Câu 18: Trong bài “Tiếng chim buổi sáng”, nhà thơ Định Hải viết: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chi đánh thức trời xanhdậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm. Theo em, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng chim buổi sáng. Các động từ “lay”, “đánh thức” gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của con người. Biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu săc: Tiếng chim không chỉ làm cho những vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đemlại những lợi ích thiết thực cho con người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải dồng vàng thơm – làm nên những hạt lúa nuôi sống con người). Câu 19: Viết về người mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ “Mẹ” : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Hãy cho biết: Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu? Gợi ý Những hình ảnh so sánh: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Cho thấy: Người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “thức” (soi sáng) trong đem, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể “thức” được nữa. Hình ảnh so sánh: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Cho thấy: Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say(giấc tròn); có thể nói: mẹ là người luôn đêm đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời – ngọn gió của con suốt đời. Câu 21: Trong bài “ Bè xuôi sông La”, nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Hãy cho biết: Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp gì của dòng sông La. Qua đoạn thơ, em thấy dược tình cảm của tác giả với dòng sông quê hương như htế nào? Gợi ý Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp của dòng sông La: -Nước sông La “Trong veo như ánh mắt”: ý nói nước sông rất trong như ánh mắt trong trẻo và chứa chan tình cảm của con người. - Bờ tre xanh mát bên sông “Mươn mướt đôi hàng mi”: ý nói bờ tre rất đẹp, đẹp như hàng mi “mươn mướt” (bóng láng và mỡ màng, nhìn thấy thích mắt) trên đôi mắt của con người. Qua đoạn thơ ta thấy được tình cảm yêu thương tha thiết và gắn bó sâu nặng của tác giả đối với dòng sông quê hương. Câu 22: Tả bãi ngô đến kì thu hoạch, nhà văn Nguyên Hồng viết: Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về. Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả trong đoạn văn trên có đặcđiểm gì nổi bật? Gợi ý Nhữgn từ ngữ, hình ảnh nổi bật trong đoạn văn: - Từ láy gợi tả sự vật, âm thanh một cách sinh động: (nắng) chang chang, (tiếng tu hú) ran ran. (hoa ngô) xơ xác. - Hình ảnh gợi tả sự vật một cách hấp dẫn: hoa ngô xơ xác như cỏ may; lá ngô quắt lại rủ xuống; bắp ngô đã mập và chắc. Ngoài ra, cách dùng nhiều từ láy còn tạo nên nhịp điệu câu văn nhịp nhàng, hấp dẫn. VD: trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Câu 23: Trong bài “Bài hát trồng cây”, nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết: Ai trồng cây Người đó có tiếng hát Trên cành cây Chim hót lời mê say. Ai trồng cây Người đó có ngọn gió Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay. Theo em, qua hai khổ thơ trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Gợi ý Qua hai khổ thơ, tác giả muốn nói với chúng ta về những niềm vui, hạnh phúc của người trồng cây. Trước hết, người trồng cây sẽ được nghe tiếng chim reo vui trên cành lá như những lời hát say mê lòng người (Trên vòm cây-Chim hót lời mê say). Sau nữa, người trồng cây còn được tận hưởng những làn gió mát và được rung động trước cảnh gió về đùa vui cùng hoa lá ( Rung cành cây-Hoa lá đùa lay lay). Qua đó, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của việc trồng cây, làm cho ta thêm mến yêu và quý trọng người trồng cây. Câu 24: Đọc đoạn thơ sau trong bài “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu: Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe! Em hiểu vì sao tác giả muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến “tiếng chổi tre”? Gợi ý Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến “tiếng chổi tre” vì nó gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh chị lao công đang làm việc trong “những đêm hè” hay “đêm đông giá rét”. Chị làm việc thầm lặng trong đêm, khi mọi người đã ngủ ngon hoặc đang được sống những giây phút ấm cúng bên gia đình. Công việc của chị tuy nhỏ nhưng làm môi trường thêm sạch đẹp và góp phần đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đó cũng là một vẻ đẹp đáng trân trọng trong cuộc sống của chúng ta. Câu 25: Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm tren lưng. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh “ mặt trời” được diễn tả trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên. Gợi ý Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau. -Trong câu “Mặt trời của bắp thì nằm trênđồi”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm áp giúp cho cây bắp lớn lên. hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy, có thể nói là “mặt trời của bắp” -Trong câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ. Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hi vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy, có thể nói: em là “mặt trời của mẹ” Trong câu thơ cuối, “mặt trời” đượcdùng với phép ẩn dụ (so sánh ngầm). Câu 26: Trong bài “Lượm”, nhà thơ Tố Hữu viết về chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp như sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Em hãy cho biết: Đoạn thơ đã sử dụng những từ láy và hìnhảnh so sánh nào để miêu tả chú bé Lượm? Những từ láy và hình ảnh so sánh đó đã giúp thấy được những điểm gì đáng yêu ở chú bé liên lạc? Gợi ý Đoạn thơ đã sử dụng những từ láy và hình ảnh so sánh để miêu tả chú bé Lượm: - Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. - Hình ảnh so sánh: (như) con chim chích nhảy trên đường vàng. Các từ láy giúp ta thấy được những điểm đáng yêu của chú bé liên lạc: Lượm là một chú bé có thân hình rất nhỏ bé(loắt choắt), mang cái sắc cũng rất nhỏ (xinh xinh) nhưng đôi chân lại nhanh nhẹn (thoăn thoắt) và dáng đi thì lọ rõ vẻ hồn nhiên, tự tin (đầu nghênh nghênh). Hình ảnh so sánh (con chim chích nhảy trên đường vàng) càng làm cho ta thấy rõ sự nhanh nhẹn, vẻ ngây thơ và đáng yêu của chú bé liên lạc. Câu 27: Đọc bài thơ sau: Võ Thị Sáu Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười. Ngắt một đóa hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chị nằm nghe biển hát. (Phan Thị Thanh Nhàn) Theo em, nhà thơ muốn ca ngợi điều gì ở người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ cho em biết điều đó? Gợi ý Nhà thơ muốn ca ngợi thái độ lạc quan yêu đời, tinh thần hiên ngang bất khuất trước kẻ thù và cái chết của người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ cho biết điều đó là: Trên đường ra pháp trường, chị Sáu đi giữa hai hàng lính nhưng vẫn “ung dung mỉm cười”, vẫn “ ngắt một đóa hoa tươi” để “cài lên mái tóc”. Trước cái chết, chị vẫn ngẩng cao đầu với thái độ hiên ngang bất khuất (“Đầu ngẩng cao bất khuất”), xứng đáng là người nữ anh hùng trẻ tuổi được mọi người kính phục. Câu 28: Trong bài “Hoa quanh lăng Bác”, nhà thơ Nguyễn Bao có viết: Mùa đông đẹp hoa mai Cúc mùa thu thơm mát Xuân tươi sắc đào hoa Hè về sen tỏa ngát. Như các chú đứng gác Thay phiên nhau đêm ngày Hoa nở quanh lăng Bác Suốt bốn mùa hương bay. Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì về hoa quanh lăng Bác? Gợi ý Cảm nhận về hoa quanh lăng Bác như sau: - Hoa quanh lăng Bác nở rất đẹp suốt cả bốn mùa trong năm( xuân, hạ, thu, đông): Mùa đông đẹp hoa mai Cúc mùa thu thơm mát Xuân tươi sắc hoa đào Hè về sưn tỏa ngát - Hoa nở, hương bay bên lăng Bác suốt cả bốn mùa giống như các chiến sĩ đứng canh bên lăng Bác để Bác “ngủ ngon”: Như các chú đứng gác Thay phiên nhau đêm ngày Hoa nở quanh lăng Bác Suốt bốn mùa hương bay. Có thể nói: Hoa quanh lăng Bác cũng đ mãi như tấm lòng người Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Câu 29: Trong bài “Tuổi ngựa”, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: Tuổi con là tuổi Ngựa Nhưng mẹ ơi, đừng buồn Dẫu cách núi, cách rừng Dẫu cách sông, cách biển Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường. Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? Điều đó cho ta thấy tình cảm gì của người con đối với mẹ? Gợi ý Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với người mẹ: Tuổi con là “tuổi Ngựa” nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa. Nơi con đến có thể rất xa mẹ (“cách núi cách rừng”, “cách sông cách biển”). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ (“Con tìm về với mẹ-Ngựa con vẫn nhớ đường”). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu nặng của người con đối với mẹ. Câu 30: Đọc bài thơ sau: Chú bò tìm bạn Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai. Bò chào: “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!” Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò, cười toét miệng. Bóng bò chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu Cứ ngoái trước nhìn sau “ậm ò.” tìm gọi mãi. (Phạm Hổ) Em thấy hình ảnh chú bò có những nét gì ngây thơ và đáng yêu? Gợi ý Hình ảnh chú bò có những nét ngây thơ và đáng yêu: Bò ra sông uống nước, thấy bóng mình lại ngỡ tưởng là một người bạn cùng loài. Bò chào hỏi rất thân thiện, làm cho nước cũng phải “cười toét miệng”, tan biến cả bóng bò. Đã vậy, bò lại còn tưởng “bạn” đi đâu mất nên cứ “ậm ò” tìm gọi mãi. Những điều đó cho thấy sự “ngây ngô” của chú bò nhưng lại càng chứng tỏ nét hồn nhiên của tuổi thơ và khát khao muốn có bạn của chú bò, do vậy thật đáng yêu. Câu 31: Trong bài “Dòng sông mặc áo”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết: Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giừo áo hao Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai. Những câu thơ trên đã giúp em phát hiện ra gì của dòng sông quê hương tác giả? Gợi ý Vẻ đẹp của dòng sông ở quê hương tác giả: Sông cũng như người, được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm (“thơm đến ngẩn ngơ”) vừa có màu hoa đẹp và hấp dẫn (“Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai”). Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như cũng trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động. Câu 32: Nghĩ về Bác Hồ kính yêu, trong bài “Việt Nam có Bác”, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết: Bác là non nước trời mây, Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn. Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn, Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha. Điệu lục bát, khúc dân ca, Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam. Em hiểu cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ trên như thế nào? Gợi ý Cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối (VN là Bác, Bác là VN) trong đoạn thơ cho thấy: BH là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc VN. Những truyền thống đẹp đẽ và cao quý của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác. Đất nước VN thân yêu gắn liền với hình ảnh BH vĩ đại và hình ảnh BH chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước VN. Câu 33: Trong bài “Con chim chiền chiện”, nhà thơ Huy Cận có viết: Chim bay, ,chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca. Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời. Hãy nêu những nét đẹp của đồng quê Việt Nam được tác giả miêu tả qua hai khổ thơ trên. Gợi ý Những nét đẹp của đồng quê VN được tác giả miêu tả qua hai khổ thơ: -Khổ thơ 1:Tả cánh chim chiền chiện tự do bay lượn và ca vang trên cánh đồng lúa đẹp (đang “tròn bụng sữa”). Hình ảnh cánh đồng “chan chứa những lời chim ca” gợi vẻ đẹp của niềm vui và sự ấm no của đồng quê VN. -Khổ thơ 2: Tả cánh chim chiền chiện bay cao, cao mãi như biến vào bầu trời, chỉ để lại tiếng hót “làm xanh da trời”. Đó là hình ảnh gợi cho ta nghĩ đến một không gian cao rộng, tràn ngập vẻ đẹp thanh bình của đồng quê VN. Câu 34: Trong bài “Tiếng ru”, nhà thơ Tố Hữu có viết: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca , yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Em hiểu nội dung những “lời ru” trên như thế nào? Qua “lời ru” đó, tác giả muốn nói lên điều gì? Gợi ý Nội dung những “lời ru” (Trích trong bài “Tiếng ru”)” Con ong muốn làm nên mật ngọt thì phải yêu hoa; con cá muốn bơi được phải yêu nước; con chim muốn hót ca vang thì phải yêu bầu trời; con người muốn sống thì phải yêu đồng chí(những người cùng chí hướng), yêu anh em bè bạn của mình. Qua “lời ru” đó, tác giả muốn nói lên ý nghĩa: Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương những gì gắn bó thân thiết với mình, giúp cho mình tồn tại và sống hữu ích. Câu 35: Trong bài “Ngày em vào Đội”, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: Màu khăn tuổi thiếu niên Suốt đời tươi thắm mãi Như lời ru vời vợi Chẳng bao giờ cách xa. Qua đoạn thơ trên,tác giả muốn nói với các em đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh điều gì? Gợi ý Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội TNTP HCM: Màu khăn quàng đỏ của Đội viên Đội TNTP HCM tượng trưng cho màu cờ của Tổ quốc sẽ “tươi thắm mãi” trong cuộc đời của các em, giống như “lời ru vời vợi” chứa chan tình yêu thương của người mẹ luôn gần gũi bên em, tiếp thêm sức mạnh cho các em vươn lên trong cuộc sống. ============ Phần II: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Đề 36: Trong bài Dừa ơi, nhà thơ Lê Anh xuân có viết: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng, Rễ dừa bám sâu vào lòng đất, Như dân làng bám chặt quê hương. Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những đIều gì đẹp đẽ của người dân mièn Nam trong kháng chiến chống Mĩ? Gợi ý -Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu. -Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống. -Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương ýnói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt che xvới mảnh đất quê hương miền Nam. Đề 37 Tả cảnh đẹp ở Sa Pa nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cá, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó? Gợi ý -Nhận xét: Dùng 3 làn từ ngữ “thoắt cái” (điệp ngữ) ở đầu câu; câu 1 đảo bổ ngữ “lác đác” lên trước; câu 2 đảo vị ngữ “trắng long lanh” lên trước. -Tác dụng: Điệp ngữ “Thoắt cái gợi tả cảm xúc đột ngột ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian, đến mức gây bất ngờ; dùng đảo ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. Đề 38: Trong bài Bóc lịch, nhà thơ Bùi Kiến Quốc có viết: Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn. Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên: Gợi ý Nhà thơ muốn nói: Kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua được thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi thơ;’ nó sẽ được lưu giữ mãi mãi cùng với thời gian. Vì vậy có thể nói ngày hôm qua sẽ không bao giờ bị mất đi. Đề 39: Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hoá đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Đọc bài thơ trên,Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 2 Môn Toán Và Tiếng Việt
Published on
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 2 Môn Toán và Tiếng Việt
4. Em – học sinh – là – ngoan ( Em là học sinh ngoan .) III – Tập làm văn Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo ) cũ của em. ***********************************************************************
5. TOÁN Đề luyện tập 3 Bài 1 : a, Viết các số tròn chục và bé hơn 60 : …( 10, 20 , 30, 40, 50) b, Viết các số tròn chục ( có hai chữ số) lớn hơn 40 : …( 50, 60, 70, 80, 90) c, Viết các số tròn chục lớn hơn 50 nhưng nhỏ hơn 80 :…( 60,70) Bài 2 : Tính nhẩm theo mẫu: 6 + 4 + 7 = 10 + 7 = 17 8 + 3 + 7 = 8 + 10 = 18 2 + 8 + 7 6 + 9 + 1 4 + 6 + 5 5 + 7 + 3 3 + 7 + 7 9 + 1 + 9 Bài 3 : Đặt tính rồi tính. 37 + 28 49 + 36 54 + 42 67 + 18 75 + 19 73 + 18 Bài 4 : Giải tóm tắt bài toán sau : Đàn thứ nhất : 37 con dê Đàn thứ hai : 39 con dê Cả hai đàn : chúng tôi dê ? ****************************************** TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 3 I – Chính tả ( Nghe viết ) – Viết một đoạn trong bài ” Bà cháu ” II – Luyện từ và câu Bài 1 : Ghi từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu : – Em…………………………… – ……..là đồ dùng học tập thân thiết của em . Bài 2 : Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết hoa chữ cái đầu câu: ” Trời mưa to(.) Hoà quên mang áo mưa(.) Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình(.) (Đ) đôi bạn vui vẻ ra về (.)” III – Tập làm văn : Viết một đoạn văn nói về ông bà của em.
6. TOÁN Đề luyện tập 4 Bài 1 : Tính 11 + 9 + 13 = 15 + 35 + 23 = 32- 23 + 14 = 44 + 26 + 21 = Bài 2 : Điền chữ số còn thiếu vào ô trống : 4 6 6 1 7 2 4 1 3 6 3 8 3 8 1 Bài 3 :Tính nhẩm theo mẫu M : 63 – 18 = 50 + 13 – 10 – 8 = 50 – 10 = 40 13 – 8 = 5 40 + 5 = 45 Vậy 63 – 13 = 45 48 – 19 = Bài 4 : Tấm vải ngắn dài 36 m . Tấm vải ngắn kém tấm vải dài 9 m . Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét ? Tóm tắt Tấm vải ngắn : Tấm vải dài : Bài giải Tấm vải dài dài là : 36 + 9 = 45 ( m) Đáp số : 45 m
7. TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 4 I . Luyện viết chữ đẹp Viết một đoạn trong bài : ” Cây xoài của ông em” Bài tập : Điền vần ” ao ” hoặc vần ” au ” vào chỗ trống : a, Một con ngựa đ…,cả t… bỏ cỏ. b, Trèo c… ngã đ… c, Một giọt m…đ…hơn … nước lã. ? Em hiểu những câu tục ngữ trên nói gì II . Luyện từ và câu 1, Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm đã cho Em là học sinh lớp 2 . ( Ai là học sinh lớp 2 ? ) Môn học em yêu thích nhất là môn Tiếng Việt . ( Em yêu thích môn học nào nhất ? ) 2, Ghi lại những cách nói có nghĩa giống với nghĩa các câu sau: a, Em không thích nghỉ học . – Em có thích nghỉ học đâu; Em không thích nghỉ học đâu ; Em đâu có thích nghỉ học . b, Em không ngại học bài . – Em đâu có ngại học bài ; Học bài, em đâu có ngại ; Em có ngại học bài đâu . III . Tập làm văn Viết một đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em ruột hoặc anh chị em họ . ***********************************************************************
8. TOÁN Đề luyện tập 5 Bài 1 : Tính 12 + 9 + 17 = 18 + 32 + 23 = 30 – 23 + 12 = 44 – 26 + 21 = Bài 2 :Tính nhẩm theo mẫu M : 35 + 65 = ? Nhẩm : 35 + 65 = 35 + 5 + 60 = 40 + 60 = 100 Vậy : 35 + 65 = 100 73 + 17 = 82 + 18 = Bài 3 : Điền chữ số còn thiếu vào ô trống : 3 6 6 1 8 1 9 1 3 5 3 8 3 7 3 Bài 4 : Một ngày chủ nhật nào đó trùng vào ngày 9 của tháng đó. Hỏi ngày chủ nhật liền sau đó là ngày bao nhiêu trong tháng đó ? Tóm tắt Chủ nhật này là ngày 9. Chủ nhật tuần sau là ngày …? Bài giải Ngày chủ nhật tuần sau là ngày 16 vì 9 + 7 = 16 Đáp số: ngày 16
9. TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 5 I . Luyện viết chữ đẹp Viết một đoạn trong bài : ” Sự tích cây vú sữa” Bài tập : Điền vần ” uôn ” hoặc vần ” uông ” vào chỗ trống : a, M … biết phải hỏi, m… giỏi phải học. b, cái ch…, cái kh…, b… bán, n… chiều. c, Một giọt m…đ…hơn … nước lã. II . Luyện từ và câu Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu sau : – Càng lên cao trăng càng nhỏ(, ) dần càng vàng dần(, ) càng nhẹ dần. – Núi đồng(, ) thung lũng (,) làng bản chìm trong biển mây mù . III . Tập làm văn Viết một đoạn văn ngắn kể về con vật nuôi trong nhà mà em thích .
10. TOÁN Đề luyện tập 6 Bài 1 : Tính 42 + 53 – 39 37 + 28 – 49 19 + 42 – 60 46 + 89 – 74 Bài 2 : Tính nhẩm ( Theo mẫu) 27 + 45 = ? Nhẩm : 27 + 45 = 27 + 3 + 42 = 30 + 42 = 72 Vậy 27 + 45 = 72 64 + 19 57 + 25 Bài 3 : Tìm x x + 15 = 34 x – 26 = 74 56 – x = 37 Bài 4 : Giải bài toán theo tóm tắt sau Anh :19 tuổi Anh nhiều hơn em : 5 tuổi Em : …tuổi ? Bài giải Tuổi của em là : 19 – 5 = 14 ( tuổi ) Đáp số : 14 tuổi Bài 5 : Có mấy hình vuông trong hình sau: Đáp án : 13 hình
11. TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 6 I . Chính tả ( Nghe viết ) Viết 6 câu thơ đầu trong bài thơ “Mẹ ” II . Luyện từ và câu 1 . Đặt câu với từ : kính yêu, thương yêu, yêu mến . Ví dụ : Con cái phải kính yêu ông bà. Anh em phải biết thương yêu nhau. Trong lớp, Hương là một người được bạn bè yêu mến nhất . 2. Ngắt đoạn văn sau thành 3 câu . ” Chiếc thuyền ghé vào( . Đ ) đám sen trên hồ đã gần tàn( . H ) hương sen chỉ còn thoang thoảng trong gió . III . Tập làm văn Viết một đoạn văn ngắn kể về con vật nuôi trong nhà em . TOÁN Đề luyện tập 7 Bài 1 : Tính nhẩm : 30 + 25 27 + 60 60 + 23 40 + 36 19 + 70 52 + 20 Bài 2 : Điền chữ số còn thiếu vào ô trống : 4 5 6 2 6 + + + + 1 7 2 4 1 3 6 3 8 3 8 1 8 5 Bài 3 : Tìm x X + 28 = 100 100 – x = 28
12. Bài 4 : Bài toán Lớp 2a có 18 học sinh nữ. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 3 bạn. Hỏi lớp học đó có tất cả bao nhiêu học sinh? Bài giải Số học sinh năm của lớp học đó là : 15 + 3 = 18 ( học sinh ) Số học sinh của lớp học đó là : 15 + 18 = 33 ( học sinh ) Đáp số : 33 học sinh Bài 5 : Bài toán Mẹ đi công tác xa trong hai tuần. Mẹ ra đi hôm thứ hai ngày 3. Hỏi đến ngày mấy mẹ sẽ về? Ngày ấy là ngày thứ mấy trong tuần? Bài giải Một tuần lễ có 7 ngày, hai tuần lễ có số ngày là : 7 + 7 = 14 ( ngày ) Nếu hôm nay là mồng 3 thì ngày mẹ về sẽ là 17 vì : 3 + 14 = 17 Nếu hôm này là thứ hai thì sau 14 ngày nữa vẫn là thứ hai. Trả lời:Mẹ về ngày17,ngày ấy là ngày thứ hai TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 7 I . Chính tả ( Nghe viết ) – Nghe và viết bài ” Đàn gà mới nở ” II . Luyện từ và câu 1 . Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu sau đây : Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ . Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp. 2. Tìm dấu câu dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại, đậu trên ngọn, tre giở sách ra đọc.
13. Sửa lại : Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc . III . Tập làm văn Viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân của em . TOÁN Đề luyện tập 8 Bài 1 : Tính nhẩm : 2 x 1 = 2 x 4 = 2 x 6 = 2 x 9 = 2 x 3 = 2 x 2 = 2 x 5 = 2 x 7 = 2 x 8 = Bài 2 : Tính 6 x 8 – 40 7 x 3 + 9 = 48 – 40 = 8 = 21 + 9 = 30 Bài 3 : Tìm x x – 28 = 72 100 – x = 55 x + 36 = 95 Bài 4 : Bài toán Nhà Tý nuôi 2 con mèo và 6 con gà . Hỏi có tất cả bao nhiêu chân mèo và gà ? Bài giải Một con mèo có 4 cái chân nên số chân của mèo là : 4 x 2 = 8 ( chân ) Một con gà có 2 chân nên số chân gà là : 2 x 6 = 12 ( chân ) Cả mèo và gà có số chân là : 8 + 12 = 20 ( chân ) Đáp số : 20 chân
14. Bài 5 : Viết các phép cộng sau thành các phép nhân : 8 + 8 + 8 +…+ 8 = 8 x 9 có 9 số hạng a + a + a + …+ a = a x 7 có 7 số hạng b + b + b + … + b = b x n có n số hạng TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 8 I . Chính tả ( Nghe viết ) – Nghe và viết bài ” Chuyện bốn mùa ” II . Luyện từ và câu 1 . Em hãy viết tên các tháng trong năm và nối tên tháng với tên mùa: Mùa xuân Mùa hạ Tháng…tháng tháng Tháng…tháng tháng Mùa thu Mùa đông Tháng …tháng tháng Tháng…tháng tháng 2. Tìm dấu câu dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại, đậu trên ngọn, tre giở sách ra đọc. Sửa lại : Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc . III . Tập làm văn Viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân của em .
15. TOÁN Đề luyện tập 9 Bài 1 : Tính độ dài của đường gấp khúc: 22cm 25cm 4dm5cm Đổi 4dm5cm = 40cm + 5cm = 45cm Độ dài đường gấp khúc là : 22 + 25 + 45 = 92( cm ) Đáp số : 92 cm Bài 2 :tính độ dài của đường gấp khúc 4cm 3cm 3cm Bài giải Độ dài đường gấp khúc là : 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm) Đáp số : 14 cm Bài 3 :nối dãy tính với số thích hợp : 2 x 7 + 3 3 x 4 + 15 4x 6 + 8 32 17 27 Bài 4 : Bài toán Điền dấu (x, : ) vào ô trống để được phép tính đúng : 4 4 2 = 8 4 2 2 = 1
16. TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 9 I. Tập đọc Đọc bài “Thông báo của thư viện vườn chim” Thông báo của thư viện vườn chim có mấy mục? Hãy nêu tên từng mục . (Thông báo của thư viện vườn chim có 3 mục : Giờ mở cửa ; Cấp thẻ mượn sách ; Sách mới về) Muốn biết giờ mở cửa thư viện, đọc mục nào? ( Mục Giờ mở cửa) Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào lúc nào ? (Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào sáng thứ năm hằng tuần ) Mục Sách mới về giúp chúng ta biết điều gì ? (Mục Sách mới về giúp chúng ta biết tên các sách mới để mua ) II. Chính tả ( Nghe viết ) – Nghe và viết bài ” Thông báo của thư viện vườn chim” III . Tập làm văn Viết một đoạn văn ngắn về một loài chim mà em thích . Ví dụ : Trong vườn nhà em có rất nhiều loài chim. Nhưng em thích nhất là chú chim sâu. Chim sâu nhỏ nhắn, được xếp vào loài bé nhỏ nhất. Chả thế chú chuyền từ cành này sang cành khác thật tinh mắt mới phát hiện ra. Cái đầu của chú chỉ bằng một hạt mít, nhỏ hơn hạt sầu riêng. Cái mỏ thì nhỏ xíu nhưng rất nhọn và cứng. Đôi cacnhs thì thật là tuyệt diệu, nhỏ mà bay rất nhanh, rất nhẹ, vừa thấy chú đó, thế mà chỉ chớp mắt chú đã biến mất. *************************************************
18. TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 10 I. Tập đọc Đọc bài Chim rừng Tây Nguyên Trả lời câu hỏi : ? Quanh hồ Y – rơ – pao có những loài chim gì ? (Chim đại bàng, Thiên nga, chim kơ púc) ? Tìm từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của từng loài chim : + Chim đại bàng : (Màu vàng, mỏ đỏ, chao lượn, vỗ cánh tạo ra những âm tiếng vi vu giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hoà âm) + Chim thiên nga:( trắng muốt, đang bơi lội ) + Chim kơ púc : ( mình đỏ chót, nhỏ như quả ớt, rướn cặp mỏ thanh mảnh, hót lanh lảnh ) II. Tập làm văn Dựa vào tranh vẽ trong bài “Cò và Cuốc” hãy tả con cò. Ví dụ : Bên cạnh bờ sông có một chú cò đang lặn lội bắt tép. Nổi bật nhất là bộ lông trắng phau. Cặp mỏ dài với hàng răng cưa nhỏ khéo léo mò và gắp những con cá, con tôm ăn ngon lành. Đôi chân của cò cũng rất đặc biệt cao và nhỏ như hai cái que. Khi bay hai cái que ấy ruỗi thẳng ra phía sau. Đôi cành xoải dài, rộng bay vút lên bầu trời trong xanh. Cò là loài vật rất chăm chỉ làm việc và còn rất sạch sẽ nữa .
19. TOÁN Đề luyện tập 11 Bài 1 : Có một cân đĩa với hai quả cân 1kg và 2kg . Làm thế nào qua hai lần cân, lấy ra được 9kg gạo? Hướng dẫn Cân lần một: Đặt hai quả cân 1kg và 2kg vào cùng 1 đĩa, cho gạo vào cân còn lại cho đến khi cân thăng bằng, ta được 3kg gạo. Cân lầ hai: Đặt hai quả cân 1kg, 2kg và 3 kg gạo vừa cân được vào đĩa cân, đĩa cân còn kại cho gạo vào cho đến khi cân thăng bằng . Ta được : 1 + 2 + 3 = 6 ( kg gạo ) Cả hai lần cân được : 3 + 6 = 9 ( kg gạo ) Bài 2 : Điền các số vào ô trống sao cho đủ các số từ 1 đến 9 và tổng các số trong mỗi hàng , trong mỗi cột đề băng 15 4 3 8 5 1 9 5 1 7 2 7 6 Hướng dẫn : – Hàng thứ hai: 5 + 1 =6 ; 15 – 6 = 9; điền số 9 vào ô trống . – Cột thứ hai : 5 + 7 = 12 ; 15 – 12 = 3; điền số 3 vào ô trống . Ta có 5 số lẻ đã được điền vào các ô trống, 4 ô còn lại sẽ được điền bởi các số 2, 4, 6, 8. – Xét ô trống thứ nhất ở cột thứ nhất : + Không thể điền số 2 vì nếu điền số 2 thì ô trống còn lại của hàng thứ nhất phaỉ điền 10( không hợp lý) + Không thể điền số 6, vì nếu điền số 6 thì ô trống còn lại của hàng thứ nhất phải điền số 6 + Không thể điền số 8, vì nếu điền số 8 thì tổng của cột thứ nhất lớn hơn 15.Vậy ô này phải điền số 4 .
20. TIẾNG VIỆT Đề luyện tập 11 I. Tập đọc Đọc bài “Gấu trắng là chúa tò mò” Trả lời câu hỏi : ? Hình dáng của gấu trắng như thế nào ( có bộ lông trắng, to khoẻ, cao gần 3m, nặng tới 800kg) ? Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt (tính nết của gấu là rất tò mò) ? Người thuỷ thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ ( Anh ném lại cái mũ, găng tay, khăn, áo choàng…) II.Tâp làm văn Hãy viết một đoạn văn khoảng 3, 4 câu nói về cô giáo cũ của em Ví dụ :Cô giáo lớp một của em là Liên Hương. Cô rất yêu thương học sinh, chăm lo cho chúng em học tập tốt. Nhờ bàn tay dịu dàng của cô mà em có được chữ đẹp như ngày hôm nay. Em rất quý mến cô. Mỗi khi đi qua lớp cô dạy, em thường chào cô và muốn ôm lấy cô như người mẹ hiền.
Chuyên Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Tiếng Việt Lớp 4: Từ Và Phân Loại Từ
Bài tập nâng cao Tiếng Việt lớp 4: Từ và phân loại từ
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4: Từ và phân loại từ giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức kèm theo các bài tập từ về phân loại và cấu tạo từ. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh học tốt môn Tiếng Việt hơn, ôn thi học sinh giỏi hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo và tải về.
Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4 50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4
CHUYÊN ĐỀ TỪ VÀ PHÂN LOẠI TỪ
Cấu tạo từ: + Từ phức
+ Từ đơn
Từ phức: + Từ láy
+ Từ ghép
Từ ghép: + Từ ghép tổng hợp
+ Từ ghép phân loại
Từ láy: + Láy âm đầu
+ Láy vần
+ Láy âm và vần
1. Cấu tạo từ (Tuần 3 – lớp 4) 1.1. Kiến thức cần ghi nhớ:
a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
V.D: Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa)
Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa)
b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại:
– Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
– Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
c) Cách phân định ranh giới từ:
Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.
Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa
– Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
V.D: tung cánh Tung đôi cánh
lướt nhanh Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
V.D: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước
mặt hồ mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
– Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.
V.D: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.
– Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn.
V.D: có xoè ra chứ không có xoè vào
có rủ xuống chứ không có rủ lên xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức
ngược với chạy đi là chạy lại
ngược với bò vào là bò ra chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn
* Chú ý:
+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.
V.D: cánh én (chỉ con chim én)
tay người (chỉ con người)
1.2. Bài tập thực hành:
Bài 1:
Tìm từ 2 tiếng trong các câu sau:
– Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
– Đồng lúa rộng mênh mông.
– Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
Bài 2:
Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,… Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng ,…
Bài 3:
Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắngBay khắp nẻo trời caoNhìn non sông gấm vócQuê mình đẹp biết bao.
2. Cấu tạo từ phức: (tuần 4 – lớp 4)
2.1. Ghi nhớ:
* Có 2 cách chính để tạo từ phức:
– Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
– Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
a) Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
T.G được chia thành 2 kiểu:
– T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại (T.G phân loại, T.G chính phụ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
– Lưu ý:
+ Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa (cùng danh từ, cùng động từ,…)
+ Các từ như: chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,…, axit, cà phê, ôtô, môtô, rađiô,…có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa, còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa. Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm).
b) Từ láy (T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.
Tham khảo đầy đủ chi tiết Tại đây
Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 4 Môn: Tiếng Việt
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 MÔN: TIẾNG VIỆT ( Thời gian 90 phút ) Câu 1: ( 2 điểm) Tìm từ ghép có tiếng “ tự” nói về tính cách con người rồi chia thành 2 nhóm : (Mỗi nhóm 5 từ ) a, Chỉ phẩm chất tốt đẹp. b, Chỉ tính xấu: Câu 2: ( 2 điểm) ( Chú ý chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu ) Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. Câu 3: ( 4 điểm) Điền dấu câu đã học vào đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả: Trên bờ sông một con Rùa đang cố sức tập chạy một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy Rùa đáp Anh đừng giễu tôi anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn Câu 4: ( 2 điểm ) Xác định từ loại của các từ trong thành ngữ sau: Nhìn xa trông rộng Dân giàu nước mạnh Câu 5: ( 2 điểm ) Bài Đường đi Sa Pa – Sách Tiếng Việt 4, tập 2 có viết: “ Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.” Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 6: ( 7 điểm ) Em hãy kể lại một câu chuyện cổ tích, kết hợp tả ngoại hình nhân vật. (Chữ viết và trình bày 1 điểm) ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 4 Câu Nội dung đáp án Điểm Câu 1 Học sinh tìm đủ, đúng số từ trong mỗi nhóm như sau: a, Chỉ phẩm chất tốt đẹp: tự trọng, tự tin; tự lập; tự lực; tự chủ. b, Chỉ tính xấu: tự kiêu ; tự ái; tự ti; tự cao; tự mãn. ( Học sinh tìm từ khác đúng vẫn cho điểm) 1 điểm 1 điểm Câu 2 Cách 1: Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. Cách 2: Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ. 1 điểm 1 điểm Câu 3 Các câu văn được điền dấu và viết lại như sau: Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai: - Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy ! Rùa đáp: - Anh đừng giễu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi xem ai nhanh hơn? 1,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,5 điểm Câu 4 Học sinh xác định đúng từ loại trong mỗi thành ngữ: Nhìn xa trông rộng ĐT TT ĐT TT Dân giàu nước mạnh DT TT DT TT 1 điểm 1 điểm Câu 5 Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, đảo ngữ. Tác dụng của điệp ngữ “ Thoắt cái” gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian đến mức gây bất ngờ. Tác dụng của đảo ngữ: để nhấn mạnh làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. 1 điểm 1 điểm Câu 6 - Trình bày đủ 3 phần ( MB, TB ,KL ). - Viết văn đúng theo yêu cầu ( biết tả ngoại hình nhân vật phù hợp, hấp dẫn ) làm nổi bật tính cách nhân vật khi kể chuyện. - Viết câu, dùng từ đúng, ít sai lỗi chính tả. 1 điểm 5 điểm 1 điểm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 4 Môn Tiếng Việt trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!