Cập nhật nội dung chi tiết về Bộ Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án theo TT 22
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi học kì 1 lớp 4 mới nhất: 2019 – 2020
Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Năm 2018 – 2019
A. Phần viết I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút
Bài “Quê hương” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)
Viết đầu bài và đoạn “Ánh nắng … người Sứ.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích theo 2 yêu cầu sau:
1. Lập dàn ý chi tiết tả đồ vật đó.
2. Viết đoạn kết bài mở rộng.
B. Phần đọc I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Ông Trạng thả diều
(Đoạn từ “Ban ngày … tầng mây.”, sách TV4, tập 1 – trang 104)
2. Người tìm đường lên các vì sao
(Đoạn từ “Từ nhỏ, … bao nhiêu là sách.”, sách TV4, tập 1 – trang 125)
3. Văn hay chữ tốt
(Đoạn từ “Thuở đi học … sao cho đẹp.”, sách TV4, tập 1 – trang 129)
4. Kéo co
(Đoạn từ “Làng Tích Sơn … thắng cuộc.”, sách TV4, tập 1 – trang 155)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ – Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ – Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.
– Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ – Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.
– Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ – Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.
– Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm
5/ – Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm
II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút) Kiến Mẹ và các con
Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:
– Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
– Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.
(Theo Chuyện của mùa Hạ)
(Em hãy đánh dấu x vào ô trước ý đúng nhất trong câu 1, 7)
Câu 1. Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?
a. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.
b. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.
c. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.
d. Đắp chăn cho từng đứa con yêu.
Câu 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.
Mỗi tối, Kiến Mẹ không đủ thời gian để hôn từng đứa con.
Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.
Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.
Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4. Em hãy đặt tên cho câu chuyện này?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 5. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Tìm từ láy trong câu:
“Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:
– Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!”
Từ láy: …………………………………………………………..
Câu 7. Vị ngữ trong câu “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.” là những từ ngữ:
(Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)
a. nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.
b. lũ kiến con đều lên giường nằm.
c. đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.
d. lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.
Câu 8. Nối từ ở A với từ ở B cho thích hợp:
Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi Kiến Mẹ hoặc bác Cú Mèo.
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 8 đúng: 1 điểm
1. c (0.5 điểm)
2. Đ, S, S, Đ HS điền đúng 2 đến 3 lần được (0.5 điểm)
3. Gợi ý: Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi. Cứ thế, các con hôn nhau thay cho mẹ mình. (0.5 điểm)
4. Gợi ý: Nụ hôn của mẹ hoặc Nụ hôn yêu thương của mẹ. HS tự do diễn đạt. (0.5 điểm)
5. Học sinh tự do diễn đạt. (0.5 điểm)
6. Từ láy: vất vả, nghỉ ngơi, thầm thì.
HS điền đúng 2 đến 3 từ được (0.5 điểm)
7. c (0.5 điểm)
8. HS điền đúng 2 đến 3 từ được 0.5 điểm; điền đúng 4 lần được 1 điểm.
9. Gợi ý: Sao bác Cú Mèo thông Minh thế?
Sao Kiến Mẹ yêu các con nhiều thế?
HS viết được câu hỏi đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm.
Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm.
II. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
a. Thể loại: Tả đồ vật
b. Nội dung:
– Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài.
– Viết được đoạn kết bài mở rộng.
c. Hình thức:
– Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
– Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
2. BIỂU ĐIỂM: Dàn ý: 3,5 điểm; kết bài mở rộng: 1,5 điểm
– Điểm 4,5 – 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.
– Điểm 3,5 – 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
– Điểm 2,5 – 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
– Điểm 1,5 – 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.
– Điểm 0,5 – 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm dàn ý và viết kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
Đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2018 – 2019 được tải nhiều nhất:
Ma trận đề kiểm tra đọc thầm Tiếng Việt 4
PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
A. Đọc thành tiếng (3 điểm)
1. Đọc bài: “Văn hay chữ tốt” (TV4 – Tập1, trang 129). Mỗi HS đọc khoảng 80 tiếng / phút. (2điểm)
2. Trả lời câu hỏi cuối bài đọc: “Văn hay chữ tốt” (TV4 – Tập1, trang 129) (1điểm).
B. Đọc hiểu (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Bầu trời ngoài cửa sổ
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Trích Nguyễn Quỳnh
Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì?
A. Đầy ánh sáng.
B. Đầy màu sắc.
C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 2: (0,5 điểm) Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì?
A. Chỉ vàng anh.
B. Ngọn bạch đàn.
C. Ánh nắng trời.
Câu 3: (1 điểm) Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ”?
A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.
B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.
C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà.
Câu 4: (1 điểm) Câu hỏi ” Sao chú vàng anh này đẹp thế?” dùng để thể hiện điều gì?
A. Thái độ khen ngợi.
B. Sự khẳng định.
C. Yêu cầu, mong muốn.
A. Óng ánh, bầu trời
B. Rực rỡ, cao
C. Hót, bay
Câu 6: (1 điểm) Trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Bộ phận nào là vị ngữ?
A. Bỗng chốc đâm những “búp vàng”
B. Đâm những “búp vàng”
C. Cao vút ấy
A. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
B. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.
C. Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.
Câu 8: ( 1 điểm) Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà .”
A. Hai động từ (là các từ…………………………………)
B. Ba động từ (là các từ…………………………………)
C. Bốn động từ (là các từ…………………………………)
PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) A. Chính tả (2 điểm, thời gian 15-20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Mùa đông trên dẻo cao” (TV4 – Tập 1-Trang 165)
B. Tập làm văn (8 điểm; thời gian 30 phút)
Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích nhất.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1
Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề số 2
I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Lộc non
Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn… Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?
A. Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm.
C. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.
D. Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm.
Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?
A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.
B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.
C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.
D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.
Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?
A. Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh.
B. Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.
C. Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn.
D. Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.
A. Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang
B. Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ.
C. Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn.
D. đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt.
Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Những vòm lộc non
B. Những vòm lộc non đang đung đưa
C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia
D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ
Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?
A. Một tính từ. Đó là: non tơ.
B. Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi.
C. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi.
D. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi, chứng kiến.
A. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.
B. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
C. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng.
D. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.
Câu 8: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
a. Để khen ngợi :………………………………………………………………………….
b. Để yêu cầu, đề nghị: …………………………………………………………………
Câu 9: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe,cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên nhìn lên vòm xanh.” có.
A.Một động từ. Đó là từ: …………………………………………………………………
B. Hai động từ. Đó là các từ: ………………………………………………………..
C. Ba động từ. Đó là các từ: ………………………………………………………….
D. Bốn động từ. Đó là các từ: …………………………………………………………
* Đọc thành tiếng (3 điểm)
– Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong 5 bài tập đọc (khoảng 90 tiếng) thời gian đọc 1 phút/em.
Bài: Những hạt thóc giống: Đọc đoạn từ “Ngày xưa …thóc nảy mầm được.”
Bài: Thưa chuyện với mẹ: Đọc đoạn từ “Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ…đốt cây bông.”
Bài: ông trạng thả diều: Đọc đoạn từ “Vào đời vua Trần Thái Tông…vẫn có thì giờ chơi diều.”
Bài: Văn hay chữ tốt: Đọc đoạn từ “Thưở đi học…cháu xin sẵn lòng.”
Bài: Tuổi ngựa: Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
Hướng dẫn chấm
– Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm.
(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm.
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả: (2 điểm) Đề bài: Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn trong bài: “Trung thu độc lập”- sách tiếng Việt 4 tập 1 trang 66.
Từ “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai đến hết”
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1
I. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm
Câu 8: Mỗi câu đặt đúng được 0,5 điểm.
Câu 9: (1 điểm) D, đó là các từ: ngồi, ngửa, nheo, nhìn.
II. Chính tả (2 điểm).
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2, 5 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,1 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,25 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 1điểm).
III. Tập làm văn (8 điểm).
1. Nội dung: (7,5 điểm).
a. Mở bài: (1,5 điểm).
Giới thiệu được đồ chơi mà em thích nhất
b. Thân bài: (5 điểm).
– Tả bao quát: hình dáng, chất liệu, màu sắc.
– Tả các bộ phận có đặc điểm nổi bật xen kẽ tình cảm của em với đồ vật đó.
* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.
c. Kết luận: (1 điểm)
– Nêu tác dụng hoặc tình cảm của em với đồ vật đó.
2. Hình thức: (0,5 điểm).
– Đúng thể loại, bài viết có ý tưởng phong phú, hay: (0,25 điểm).
– Nếu bài văn có chữ viết đẹp, dưới 3 lỗi chính tả: (0,25 điểm).
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22
Bộ Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 4 Năm 2022 Tải Nhiều
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng việt
Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết cho từng đề được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo giúp các bé ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới đây của mình.
Đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2020
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)
Đọc diễn cảm toàn bài.
Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
a. Xin được hạnh phúc.
b. Xin được sức khỏe.
c. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
d. Các ý trên đều sai.
Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
a. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.
b. Vua rất giàu sang, phú quý.
c. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?
a. Vua đã quá giàu sang.
b. Vua đã được hạnh phúc.
c. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?
a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.
c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.
d. Các ý trên đều sai.
Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?
a. Ước mơ.
b. Mơ màng.
c. Mong ước.
d. Mơ tưởng.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Sau trận mưa rào
(trích)
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ …
V. Huy Gô
(trích Những người khốn khổ)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Tả chiếc áo sơ mi của em.
Đáp án đề số 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).
Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: c
Câu 2: a
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài tham khảo Tôi có một người bạn đồng hành quý báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành chiếc áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi, khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên một cách gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc chiếc áo này đến trường, các bạn và cô giáo tôi đều gọi tôi là chú bộ đội. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?. “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ may lại từ cái áo quân phục cũ của ba. Chiếc áo vẫn còn y nguyên như ngày nào, mặc dù cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.
Theo Phạm Hải Lê Châu
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)
– Đọc đúng, trôi chảy.
– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
– Bài đọc: Quê hương
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)
– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?
a. Thành phố.
b. Vùng biển.
c. Miền núi.
d. Các ý trên đều sai.
2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?
a. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.
b. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.
c. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.
d. Tất cả các ý trên.
3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?
a. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.
b. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.
c. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.
d. Tất cả các ý trên.
4. Những từ nào là danh từ riêng?
a. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.
b. Mẹ, con, núi, sóng biển.
c. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.
d. Tất cả các ý trên.
a. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.
b. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.
c. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.
d. Tất cả các ý trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Chiều trên quê hương
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).
– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: b
Câu 2: d
Câu 3: d
Câu 4: a
Câu 5: b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài tham khảo
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….
Bình thân mến!
Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.
Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.
Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.
Bạn của Bình.
Vũ Hoàng
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Có chí thì nên
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)
– Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.
– Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
– Bài đọc: Ông Trạng thả diều
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)
– Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?
a. Chơi bi.
b. Thả diều.
c. Đá bóng.
d. Các ý trên đều sai.
2. Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?
a. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.
b. Có trí nhớ lạ thường.
c. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
a. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.
b. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
c. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
d. Tất cả ý trên.
4. Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
a. Có chí thì nên.
b. Giấy rách phải giữ lầy lề.
c. Máu chảy, ruột mền.
d. Thẳng như ruột ngựa.
a. Học.
b. Đèn.
c. Tốt.
d. Hay.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)
Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).
– Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
– Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: b
Câu 2: d
Câu 3: d
Câu 4: a
Câu 5: a
B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
– Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
– Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài tham khảo
Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.
Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.
Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:
– Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.
Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:
– Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.
Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.
Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:
“Có chí thì nên – Có công mài sắc có ngày nên
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 4
PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)
I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:
Bàn tay người nghệ sĩ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.
Sưu tầm
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Đất sét
B. Thiên nhiên
C. Đồ ngọc
Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
A. Sự kiên nhẫn
B. Sự chăm chỉ
C. Sự tinh tế
Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?
A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.
C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Theo em, bài đọc “Bàn tay người nghệ sĩ” thuộc chủ điểm nào đã học?
A. Trên đôi cánh ước mơ
B. Măng mọc thẳng
C. Có chí thì nên
Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:
Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.
Các động từ:………………………………………………………………………………
Các tính từ ………………………………………………………………………………..
Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ “quyết chí”
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
II/ Đọc thành tiếng:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Bài 1: “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”; đọc đoạn “Từ trong hốc đá,….quang hẳn.” (trang 15).
Bài 2: “Người ăn xin”; đọc đoạn: “Trên người tôi …. của ông lão.” (trang 30 và 31)
Bài 3: “Đôi giày ba ta màu xanh”; đoạn: “Sau này…, nhảy tưng tưng.” (trang 81)
– Thời gian kiểm tra:
Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
PHẦN VIẾT (40 PHÚT)
1. Chính tả: (5 điểm) – 15 phút
Nghe – viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)
Từ: Mình tin rằng … đến ….Quách Tuấn Lương
2. Tập làm văn: (5 điểm) – 25 phút.
Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 PHẦN ĐỌC (40 PHÚT) I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm)
Điền đúng mỗi câu ghi: 0.5 điểm
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5 (Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)
Câu 6:
a) nở; cho
b) rực rỡ; tưng bừng
II. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Có thể phân ra các yêu cầu sau:
1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm
3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm
4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định
Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;
Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.
5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm
PHẦN VIẾT (40 PHÚT) I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 5
I/ Đọc thầm bài: NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.
a. Một người ăn xin già lọm khọm.
b. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…
c. Cả hai ý trên đều đúng.
2/ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
a. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin.
b. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
a. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.
b. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.
c. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.
4/ Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
a. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.
b. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
c. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.
5/ Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ?
a. tôi
b. đi
c. phố
6/ Từ nào là từ láy?
a. tả tơi
b. tái nhợt
c. thảm hại
a. Trâu buộc ghét trân ăn.
b. Môi hở răng lạnh.
c. Ở hiền gặp lành.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Cả hai ý trên.
B. Kiểm tra viết: 1/ Chính tả: Nghe – viết: Người ăn xin
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
2/ Tập làm văn:
Chọn một trong hai đề sau:
1/ Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,…) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó.
2/ Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt – Đề 5
I/ Đọc hiểu: mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
1/ ý c
2/ ý c
3/ ý b
4/ ý b
5/ ý a
6/ ý a
7 /ý b
8 /ý c
II/ Chính tả: 5 điểm
Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm
III/ Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm)
– Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm)
– Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm)
– Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm)
– Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm)
– Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.
Đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2019 được tải nhiều nhất
Bộ Đề Thi Học Kì 2 Môn Toán Lớp 4
Trong quá trình học tập để đạt được kết quả cao đồng thời nắm vững kiến thức về thực sự .Chính vì vậy chúng tôi cũng cố gắng biên soạn và sưu tầm kho của Gia Sư Tài Năng Việt cũng không tránh khỏi những sai sót mong các Bạn thông cảm và đóng góp thêm để kho môn toán học một cách hiệu quả ngoài việc học trên lớp cũng như chương trình giảng dạy theo bộ sách giáo khoa cải cách các Bạn cần phải tìm hiểu và cần nên sưu tầm thêm một số tư liệu về những dạng bài tập hay chịu khó nghiên cứu các tài liệu về bộ Tài liệu môn Toán lớp 4 một cách đầy đủ và đa dang nhằm giúp Bạn có thêm tài liệu tham khảo , trong quá trình sưu tầm và biên soạn đội ngũ Giáo viên chuyên tài liệu môn Toán lớp 4 ngày càng phong phú và bổ ích hơn. Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của các Bạn! môn toán học lớp 4 nếu làm được điều đó chúng tôi tin chắc rằng Bạn sẽ rất thành công và trở thành người giỏi môn
Gia Sư Dạy Kèm Tài Năng Việt chuyên cung cấp gia sư dạy kèm:
– Gia Sư Dạy kèm lớp 1 đến lớp 12 và luyện thi đại học tất cả các môn.
– Dạy kèm Toán, Tiếng việt, Chính tả, rèn chữ đẹp, Dạy báo bài Từ lớp 1 đến lớp 5.
– Dạy kèm cho các em chuẩn bị vào lớp 1, Rèn chữ đẹp.
– Luyện thi cấp tốc các chứng chỉ tiếng anh: Toiec, Lelts, Toefl…
– Gia Sư Tiếng anh Dạy từ căn bản và nâng cao, anh văn thiếu nhi.
– Dạy kèm các ngoại ngữ: Hoa, Hàn, Nhật, Pháp…
– Dạy kèm Tin Học từ căn bản đến nâng cao.
– Dạy kèm các môn năng khiếu: Đàn: Organ, Piano…Dạy vẻ: Mỹ thuật, Hội họa.
– Ôn tập lại những kiến thức đã học ở trường.
– Dạy sát chương trình, dạy sâu kiến thức, dạy kỹ chuyên môn.
– Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.
– Luôn nâng cao và mở rộng kiến thức cho các em.
– Nhận dạy thử tuần đầu không thu phí.
(Để được tư vấn Miễn phí) Qúy Phụ Huynh Học Sinh Có Nhu Cầu Vui Lòng Xin Liên Hệ ĐT số: DĐ: 0908.193.734 – 0918.793.586 Hoặc Truy Cập Vào Trang web : chúng tôi
Bộ Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 4 Năm 2022 Theo Thông Tư 22
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 có đáp án
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
Đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2020
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 – Đề số 1
I. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ, trong đó đọc 2đ, trả lời câu hỏi 1đ)
– Gọi HS đọc một trong các bài đã học ở Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1 (Từ tuần 11 đến tuần 17).
– GV đặt 1 câu hỏi ở bài, hoặc đoạn vừa đọc cho học sinh trả lời để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của các em.
II. Đọc – hiểu (20 phút – 7đ)
Đọc bài văn sau và làm bài tập:
Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.
Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua … nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu … xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn … Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìm ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
Theo VÕ VĂN TRỰC
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong bài văn trên “Ba Vì” là tên của: (0,5 đ)
A. Sông
B. Núi
C. Cao nguyên
D. Đồng bằng
Câu 2: Tiếng chim gù, chim gáy như thế nào?(0,5 đ)
A. Khi gần, khi xa
B. Khi to, khi nhỏ.
C. Khi vừa, khi to
D. Khi nhỏ, khi vừa
Câu 3: Câu “Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là câu kể: (0,5 đ)
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
D. Câu khiến
Câu 4: Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì là?(0,5 đ)
A. Bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước
B. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn.
C. Tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm
D. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội.
Câu 5: Trong đoạn văn từ “Từ Tam Đảo …. rực rỡ” Ba Vì được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 đ)
A. Như hòn ngọc bích, như vị thần bất tử
B. Như nhà ảo thuật, như hòn ngọc bích
C. Như nhà ảo thuật, như vị thần bất tử
D. Như những con thuyền mỏng manh
Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là: (0,5 đ)
A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây
B. Vẻ đẹp của Ba Vì
C. Biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm
D. Từng giờ trong ngày
Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”?(1đ)
A. Thanh thảng
B. Bình yên
C. Trong sạch và yên tĩnh
D. Yên tĩnh
Viết câu trả lời của em
Câu 8: Ôm quanh Ba Vì có những cảnh đẹp nào? (1 đ)
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của bài “Vời vợi Ba Vì”? (1 đ)
……………………………………………………………………………………………………………… Câu 10: Đặt một câu văn theo mẫu Câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về một bạn trong lớp em?(1 đ) ………………………………………………………………………………………………………………
II. Kiểm tra viết.
Bài 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa đông trên rẻo cao, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 165. (Thời gian đọc – viết 12 phút)
Bài 2. Tập làm văn (8 điểm):
Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1
I. Phần kiểm tra đọc, đọc – hiểu (10đ)
1. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ)
– HS đọc trôi chảy, to, rõ ràng, đúng tốc độ quy định cho 2đ
– HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1đ.
2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm )
Câu 8: Học sinh nêu được ít nhất 5 trong số các tên sau: (1đ)
Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, rừng keo, đảo Hồ, đảo Sếu, đồi Măng, đồi Hòn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, …
Câu 9: Học sinh nêu được đúng ý: Ca ngợi cảnh đẹp của Ba Vì.(1đ)
Câu 10: Học sinh đặt đúng kiểu Câu kể Ai là gì?(1đ)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: (2,0 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,2 điểm.
2. Tập làm văn: (8,0 điểm)
* Bài văn đảm bảo các mức như sau:
Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)
Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)
Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)
– Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong bài.
Không cho điểm số thập phân
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 – ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)
2. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) – 25 phút Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):
Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?
a. Cuối năm
b. Giữa năm
c. Đầu năm, tiết trời mát mẻ
Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?
a. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
b. Rau diếp, bột nếp
c. Lá gai, bột nếp
Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?
a. Thơm, có màu trắng
b. Sánh như nước, màu xanh nhạt
c. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?
Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”
– Chủ ngữ là: ……………………………………………………………………………
– Vị ngữ là: ……………………………………………………………………………..
Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”
– Động từ: …………………………………………………………………………….
– Tính từ: ……………………………………………………………………………..
Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.
Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe – viết): (2 điểm) – 15 phút
Nghe – viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu… đến những vì sao sớm.)
(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
2. Tập làm văn: (8 điểm) – 25 phút
Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Phần đọc tiếng: 3 điểm
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ ( Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Phần đọc hiểu: 7 điểm
– Câu 1: khoanh vào c (0.5 điểm)
– Câu 2: khoanh vào a (0.5 điểm)
– Câu 3: khoanh vào c (1 điểm)
– Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)
Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)
Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;
+ TT: sạch, chín; (1 điểm)
Câu 7: VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)
(H.sinh có thể dặt một câu văn khác những đúng kiểu câu kể để kể về một hoạt động trong giờ ra chơi vẫn ghi điểm tuyệt đối).
Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm
– Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài
2. Tập làm văn: 8 điểm
A – Yêu cầu:
– Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)
– Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa,… khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Diễn đạt lưu loát.
– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
B – Biểu điểm:
– Mở bài: 1 điểm
– Thân bài: 4 điểm
+ Nội dung: 1,5 điểm ;
+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm
– Kết bài: 1 điểm
– Chữ viết: 0,5 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 – Đề số 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:
– Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) – Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.
– Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) – Sách HD học Tiếng Viết 4 – Tập 1B – Trang 41.
– Tuổi ngựa – Sách HD học Tiếng Viết 4 – Tập 1B – Trang 84.
– Kéo co – Sách HD học Tiếng Viết 4 – Tập 1B – Trang 95.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: ” Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)
A/ Mười lăm tuổi
B/ Mười sáu tuổi
C/ Mười hai tuổi
D/ Mười tám tuổi
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)
A/ Ở đảo Phú Quý
B/ Ở đảo Trường Sa
C/ Ở Côn Đảo
D/ Ở Vũng Tàu
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
A/ Bình tĩnh.
B/ Bất khuất, kiên cường.
C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.
D/ Buồn rầu, sợ hãi.
Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
A/ Trong lúc chị đi theo anh trai
B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển
C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
A/ Yêu đất nước, gan dạ
B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
A/ Vào năm mười hai tuổi
B/ Sáu đã theo anh trai
C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng
D/ Sáu
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
A/ Hồn nhiên
B/ Hồn nhiên, vui tươi
C/ Vui tươi, tin tưởng
D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu
(1 điểm)
…………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
2. Tập làm văn: (8 điễm)
Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1.(0,5đ) ý C.
Câu 2.(0,5 đ) ý C.
Câu 3.(0,5 đ) ý B.
Câu 4. (0,5 đ) ý D
Câu 5. (1 đ) ý D
Câu 6. (1 đ) ý D
Câu 7. (1đ) ý B
Câu 8 (1đ)
Câu 9 (1đ)
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn (8,0 điểm)
1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)
2. Thân bài: 4 điểm
+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.
+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.
+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.
3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.
4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
6. Sáng tạo: 1 điểm.
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bộ Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 4 trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!