Đề Xuất 3/2023 # Bảo Tồn Và Phát Huy Tiếng Nói, Chữ Viết Khmer Ở Đbscl Bài 1: Rộn Ràng Lớp Dạy Chữ Khmer # Top 7 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Bảo Tồn Và Phát Huy Tiếng Nói, Chữ Viết Khmer Ở Đbscl Bài 1: Rộn Ràng Lớp Dạy Chữ Khmer # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bảo Tồn Và Phát Huy Tiếng Nói, Chữ Viết Khmer Ở Đbscl Bài 1: Rộn Ràng Lớp Dạy Chữ Khmer mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp các dân tộc có điều kiện phát triển và tiến bộ nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện chủ trương này, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tạo mọi điều kiện để ngành giáo dục phối hợp tổ chức dạy chữ Khmer tại trường phổ thông và các chùa; xây dựng các trường trung cấp, học viện dạy tiếng Pali… Đó là nền tảng vững chắc cho việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer ở ĐBSCL.

Hằng năm, khi mùa hè đến, nhiều chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở ĐBSCL tổ chức lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. Những lớp học được hình thành từ sự chung tay góp sức của nhà chùa, quý sư sãi, chính quyền, ban ngành đoàn thể, nhân dân địa phương… Đây là hoạt động không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Khmer mà còn giúp các em có thêm không gian sinh hoạt lành mạnh trong dịp nghỉ hè. Niềm vui học chữ Khmer

Những ngày hè, có dịp đi ngang qua những ngôi chùa Nam tông Khmer, lại nghe rộn ràng bởi những bài tập đọc của học sinh vang xa…

Các em học sinh tại Sóc Trăng chăm chú học chữ Khmer. Ảnh: Lý Then

Khi chùa MuNiRăngSây, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, mở lớp dạy chữ Khmer dành cho các em lứa tuổi tiểu học và THCS, vào buổi chiều từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, nhiều phụ huynh rất vui vì con em mình có cơ hội tiếp cận ngôn ngữ mẹ đẻ. Thượng tọa Trần Sol, Sư cả chùa MuNiRăngSây, cho biết: “Ở mỗi lớp học, nhà chùa hỗ trợ tài liệu học tập cho các em. Ngoài ra, nhà chùa còn tổ chức lớp dạy buổi tối cho các sinh viên, người lớn có nhu cầu học chữ Khmer”. Chị Huỳnh Đa Lin, người thân của 2 em Chanh Thu và Sa Oanh, phấn khởi nói: “Chùa mở lớp dạy chữ Khmer là rất quý, nên chúng tôi đưa cháu đến học. Qua các bài học, từ từ các cháu càng biết được văn hóa, truyền thống của dân tộc mình”. Sư Thạch Điệp, phụ trách giảng dạy chữ Khmer, nhận xét: “Nhiều gia đình vẫn sử dụng tiếng Khmer nên các em giao tiếp rất tốt, việc học chữ Khmer sẽ nhanh hơn. Các em rất hào hứng với việc học chữ nên tiếp thu khá nhanh”.

Tuy là ngày rằm, nhưng những học sinh của lớp dạy chữ Khmer ở chùa Kỳ Son, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, vẫn đến lớp. Không khí lớp học sôi nổi hẳn lên khi các em học phần phát âm. Âm thanh vang vang, len dưới những hàng cây cổ thụ quanh chùa, vọng ra xa. Sư Thạch Nhơn, phụ trách lớp học cho biết: “Học sinh ngày càng đông, các sư khá vất vả, nhưng vui lắm. Hôm nay là ngày rằm, bà con Phật tử vào chùa dâng cơm, đọc kinh, làm phước… rất đông, nhưng học sinh không chịu nghỉ, nên các sư vẫn tổ chức lớp học bình thường”.

Sau phần tập đọc, lớp học yên ắng hẳn đi với phần tập viết. Một số học sinh chưa chuẩn bị dụng cụ học tập… được các sư phát tập, viết để cùng học với các bạn. Lớp học dần ổn định, các em chăm chỉ viết từng nét nắn nót. Em Thạch Thị Tha Ly mới vào học, khá chật vật với những nét chữ đầu tiên. Tha Ly bẽn lẽn: “Con mới học nên viết chưa được, sư chỉ con viết từng nét một, con thích lắm”. Chị Thạch Thị Sa Lát, đến rước con sau giờ học, chia sẻ: “Vợ chồng tôi nói bằng tiếng Khmer, nhưng không biết viết, biết đọc. Vì vậy, tôi chở con đến chùa để cháu học chữ Khmer cho cháu biết viết, biết đọc tiếng của dân tộc mình”.

Sư cả Thạch Chanh Nhenh, Trụ trì Chùa Kỳ Son, cho biết: “Chùa đã tổ chức dạy tiếng Khmer vào dịp hè từ năm 2008. Mỗi năm, số lượng học sinh cứ tăng dần lên. Đến hè này, có 260 học sinh theo học. Phòng học không đủ nên chùa tổ chức dạy 2 buổi: buổi sáng, dành cho học sinh lớp nhỏ; buổi chiều, học sinh lớn tuổi hơn. Trong suốt kỳ hè, các cháu học rất chăm chỉ, nghiêm túc, ít khi vắng. Ngoài thời gian học chữ, các sư còn giảng dạy kinh Phật cho các cháu”. Trước đây, số lượng học sinh ít nên người đứng lớp dạy chỉ có sư Thạch Chanh Nhenh và sư Thạch Nhơn. Bây giờ, lớp học quá đông nên một số sư đang tu học cũng được Sư Cả hướng dẫn để có thể cùng phụ đứng lớp.

Lan tỏa…

Đến nay, trên địa bàn TP Cần Thơ tổ chức 5 điểm dạy chữ Khmer dịp hè ở khắp các quận, huyện. Thượng tọa Lý Hùng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố, phấn khởi thông tin: “Năm nay, Hội đã nghiên cứu và tiến hành nhiều hoạt động nhằm làm mới việc dạy và học chữ Khmer dịp hè tại các điểm chùa. Đặc biệt, Hội quyết định chọn chùa Settodor thí điểm để làm mô hình chuẩn cho các điểm khác của cả thành phố. Đồng thời, đây là năm đầu tiên Hội phối hợp với Ban Dân tộc TP Cần Thơ tiến hành chi trả thù lao cho các giảng sư đứng lớp. Qua đó, tạo luồng sinh khí mới khuyến khích thầy và trò dạy tốt, học tốt”.

Lớp dạy chữ Khmer tại Chùa MuNiRăngSây, TP Cần Thơ. Ảnh: Ngọc Tươi

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, đến nay, đã có 80 chùa mở lớp dạy chữ Khmer trong dịp hè. Hằng năm, có 6.000- 7.000 học sinh đến học tiếng Khmer. Thực hiện theo Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, tỉnh hỗ trợ 5,3 tỉ đồng cho các nhà sư dạy bổ túc chữ Khmer ở các chùa Phật giáo Nam tông vào dịp hè.

Còn tại tỉnh Trà Vinh, đến nay đã có 136/142 chùa Khmer mở lớp dạy chữ Khmer từ lớp 1 đến lớp 5 vào dịp hè, thu hút gần 11.000 học sinh. Ngoài sự tham gia giảng dạy chủ yếu của các nhà sư, còn có sự tình nguyện của nhiều Phật tử. Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, các địa phương trong tỉnh đã mở gần 300 lớp dạy tiếng Khmer cho con em đồng bào dân tộc Khmer. Những lớp học này được tổ chức ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, như: Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá. Phần lớn lớp dạy học tiếng Khmer được mở tại các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn; giáo viên của lớp là các vị sư, người uy tín trong đồng bào dân tộc thông thạo tiếng Khmer,… UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã cấp kinh phí dạy tiếng Khmer để hỗ trợ giáo viên và mua sách giáo khoa Khmer ngữ.

Tại An Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Vĩnh Long, các chùa Khmer cũng mở lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. Đại đức Dương Lượng, Trụ trì chùa Đìa Chuối, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Đến thời điểm này, có 2 lớp với trên 40 em theo học. Ngoài chùa Đìa Chuối, chùa Xiêm Cán, chùa Cũ, chùa Mới… của tỉnh Bạc Liêu cũng có tổ chức dạy chữ Khmer cho học sinh”. Còn theo Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang, tỉnh có 2 chùa tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp hè là Chùa Ấp 5 và Chùa BôTumVôngSây. Hai chùa này đã duy trì dạy chữ Khmer vào dịp hè cho học sinh rất nhiều năm và thực hiện xã hội hóa để hỗ trợ tập viết cho học sinh rất tốt. Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đang vận động các chùa khác trên địa bàn tổ chức lớp dạy chữ Khmer cho học sinh dân tộc, nếu có điều kiện.

Nhóm PV- CTV

Bài 2: Hiệu quả từ chính sách và sự năng động

Dạy Và Học Tiếng Nói, Chữ Viết Dân Tộc Mường Góp Phần Bảo Tồn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Của Dân Tộc

(HBĐT) – Ngày 28/6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu chung của đề án là việc dạy và học, bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mường cho CB,CC,VC và mọi người dân trên địa bàn tỉnh là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Đưa chữ viết của dân tộc Mường trở thành một nhân tố nền tảng, bền vững trong việc giáo dục đạo đức, lòng tự tôn dân tộc thông qua các giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ. Đóng góp vào sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc anh em, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đề án có một số nội dung cơ bản như: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; thực trạng về sự hiểu biết tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường và quy mô trường lớp học; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án; hiệu quả của đề án; tổ chức thực hiện; kết luận và đề xuất kiến nghị. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2021 có 5% CB,CC,VC hoàn thành chương trình học tiếng Mường; đến năm 2022, 100% HS,SV trong địa bàn tỉnh được học tiếng dân tộc Mường. Đến năm 2025 có trên 20% CB,CC,VC hoàn thành chương trình học tiếng Mường. Đến năm 2035, 100% CB,CC,VC người dân tộc Mường sử dụng thành thạo tiếng dân tộc Mường. Cụ thể: Từ năm 2018 – 2020: Tiếp thu chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai xây dựng đề án; tổ chức xây dựng đề án; xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên cốt cán dạy tiếng dân tộc Mường; tổ chức khảo sát thực tế tại 4 Mường: Bi – Vang – Thàng – Động; xây dựng tài liệu giáo trình; đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các trường học trong tỉnh (khoảng 500 giáo viên). Từ năm 2021 – 2025: Triển khai dạy và học thí điểm ở các trường dân tộc nội trú, một số trường phổ thông, 1 trung tâm GDTX-GDNN, trường CĐ, TCCN và Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; triển khai dạy thí điểm cho CB,CC,VC và người lao động (dự kiến 1 lớp); triển khai giai đoạn 1 cho CB,CC,VC và người lao động (25% CB,CC,VC trong toàn tỉnh, khoảng 4.000 người tham gia). Từ năm 2026 – 2035: Dạy đại trà cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học sinh các trường phổ thông, học viên các trung tâm GDTX-GDNN, CB,CC,VC và người lao động có nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu.

Để thực hiện, Đề án đã đề ra 5 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp cụ thể về: Thể chế, cơ chế thực hiện; xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường; xây dựng chương trình, tài liệu và sách giáo khoa; cơ sở vật chất. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đề án trên 60 tỷ đồng…

Tự Học Chữ Khmer (Kèm Cd)

Tự học chữ Khmer

Sách Tự học chữ Khmer của tác giả này được biên soạn nhằm phục vụ đông đảo người Việt đang sinh sống trong vùng có người Khmer để có thể bước đầu sử dụng tiếng nói và chữ viết Khmer.

Tự học chữ Khmer gồm 72 bài học cơ bản. Mỗi bài gồm có: Giới thiệu nguyên âm và phụ âm, từ mới, ngữ vựng, tập đọc gồm những câu đàm thoại vừa thông dụng ngắn gọn vừa lặp lại từ vựng đã học. Cuối sách có giới thiệu những từ thông dụng và các từ vựng Khmer – Việt đã học trong các phần trước. Cuối mỗi chương đều có bài ôn tập để người học có thể tự đánh giá lại kết quả học tập và mức độ tiếp thu kiến thức của mình.

Tự học chữ Khmer còn có kèm theo 2 đĩa CD do cựu phát thanh viên tiếng Khmer của đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đọc và ghi âm với giọn chuẩn người bản xứ, giúp quá trình tự học của các bạn được chủ động và dễ dàng hơn. Luyện tập chăm chỉ theo Giáo trình và đĩa CD, trình độ sử dụng tiếng này của bạn sẽ được nâng cao đáng kể, nhất là khả năng phát âm và sự tự tin thực hành trong giao tiếp.

Một số thông tin về tác giả Ngô Chân Lý:

Sinh ra tại Phnom Penh (Cămpuchia), lớn lên sống và học tập tại tỉnh SiêmRiêp, sau đó lại học tập ở Thủ đô Phnom Penh nên tác giả Ngô Chân Lý có một sự am hiểu rất sâu sắc về chữ Khmer. Có lẽ trên thị trường sách tiếng Khmer, người ta rất khó để tìm ra một quyển sách tiếng Khmer nào hay hơn sách tiếng Khmer của tác giả Ngô Chân Lý. Sách đã được hội Việt kiều tại Campuchia và rất nhiều trung tâm dạy tiếng Khmer trong nước sử dụng giảng dạy và học tập.

Tự học chữ Khmer đã được các nhà nghiên cứu Khmer ngữ đánh giá cao. Hiện được Hội Việt Kiều Campuchia và các trung tâm giảng dạy chữ Khmer sử dụng dạy và học rất hữu hiệu.

Điện Biên: Ghi Nhận Về Bảo Tồn, Phát Huy Giá Trị Tiếng Thái, Mông

Tiếp đó, năm 2011 “Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, của UBND tỉnh Điện Biên tiếp tục mở ra hướng đi mới trong công tác bảo tồn, phát huy ngôn ngữ DTTS. Đề án được triển khai rộng rãi trong ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

Trong khuôn khổ Đề án đã hoàn chỉnh bộ chương trình và tài liệu dạy tiếng Thái, Mông; triển khai dạy cho học sinh tiểu học, THCS theo quy mô, nội dung và lộ trình, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên dạy tiếng Thái, Mông phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng dân tộc…

Mục tiêu của Đề án mỗi năm triển khai mở 80 lớp dạy tiếng Thái và tiếng Mông cho khoảng 2.000 học sinh lớp 3. Đối tượng là con em dân tộc Mông, Thái đã biết đọc, viết thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông và không bị hạn chế trong việc học, tiếp thu ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc mình. Số học sinh này sẽ tiếp tục duy trì học lên hết bậc tiểu học và THCS. Mỗi huyện, thị, thành phố lựa chọn khoảng 40 trường tiểu học và 40 trường THCS tham gia triển khai dạy và học tiếng Mông, tiếng Thái. Tổng kinh phí thực hiện Đề án trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 11 tỷ đồng.

Đây là Đề án được đánh giá là có quy mô và hoàn chỉnh bậc nhất so với các chương trình giảng dạy trước đây, bởi không chỉ có ý nghĩa với riêng tỉnh Điện Biên mà còn mang tầm ảnh hưởng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo điều kiện phát huy tiếng Thái, tiếng Mông theo hướng bền vững và thiết thực.

Còn nhiều việc phải làm

Hiện vấn đề dạy và học tiếng dân tộc không chỉ có trong các cơ sở giáo dục mà còn phổ biến trong nhiều cộng đồng người DTTS sinh sống. Xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc, các nhóm cộng đồng đã tựu lại thành lập những nhóm, trung tâm học tập cộng đồng. Không thụ động chờ nguồn kinh phí của cấp trên hay hỗ trợ từ đề án bảo tồn của Nhà nước, các địa phương đã tự cân đối kinh phí hoạt động để tổ chức mở các lớp truyền dạy chữ Thái và chữ Mông cho người dân tham gia.

Tuy nhiên, ông Lò Ngọc Duyên, Trưởng Ban Điều phối Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tri thức các dân tộc Điện Biên trăn trở: Hiện nay, chữ viết của DTTS chỉ còn được lưu giữ được bởi những người già trong một số làng bản hoặc những nghệ nhân, thầy mo, thầy cúng, nhưng số lượng những người này còn rất ít và quỹ thời gian với họ nhìn chung không còn nhiều nữa…; một số người tuy biết đọc nhưng lại không biết viết nên chữ viết của nhiều DTTS đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Mặt khác, nhân lực nghiên cứu chuyên sâu và tài liệu dùng để giảng dạy ngôn ngữ DTTS ở Điện Biên hiện còn hạn chế, khan hiếm và chưa có quy chế phối hợp, thống nhất giữa một bên là nghiên cứu, bảo tồn với một bên là giáo dục và đào tạo. Quá trình học tập, giao tiếp thực tế của người dân vùng này với tỉnh khác trong khu vực cũng gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất được bộ tài liệu học tập chung và còn xuất hiện biến thể, phương ngữ ở từng nơi… những vấn đề này cần phải được quan tâm giải quyết từng bước.

VŨ LỢI

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bảo Tồn Và Phát Huy Tiếng Nói, Chữ Viết Khmer Ở Đbscl Bài 1: Rộn Ràng Lớp Dạy Chữ Khmer trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!