Đề Xuất 6/2023 # Bài Học: Giá Trị Văn Học Và Tiếp Nhận Văn Học # Top 6 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 6/2023 # Bài Học: Giá Trị Văn Học Và Tiếp Nhận Văn Học # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Học: Giá Trị Văn Học Và Tiếp Nhận Văn Học mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT – Nắm được những giá trị cơ bản của văn học. – Hiểu được những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học. I. GIÁ TRỊ VĂN HỌC Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người. Ở đây chỉ nói về ba giá trị cơ bản của văn học. 1. Giá trị nhận thức Xét về thực chất, tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người. Vì sao con người lại có nhu cầu đó? Bởi vì mỗi người thường chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở một địa điểm nhất định, với những mối quan hệ nhất định trong gia đình và xã hội. Văn học chính là một phương tiện có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong không gian và thời gian thực tế của mỗi cá nhân, đồng thời đem lại cho họ khả năng sống cuộc sống của nhiều người khác, sống ở nhiều thời đại, sống ở nhiều xứ sở. Như vậy, giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn. Trước hết, văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau. Những tác phẩm của một thời đã xa như Truyện Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí, Chiến tranh và hoà bình… có thể đưa con người trở về với quá khứ của dân tộc và nhân loại, khi đó “văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chứa chan tình nghĩa giữa người xưa và người nay” (Nguyễn Khánh Toàn). Những tác phẩm của thời hiện đại như Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình,… mở ra trước mắt người đọc bao hiểu biết phong phú về cuộc sống trên đất nước mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến đấu, sản xuất đến phong tục, tập quán, hoàn cảnh địa lí,…; lại có tác phẩm dẫn người đọc tới những miền đất xa lạ nào đó trên thế giới (Tam Quốc diễn nghĩa, Chiếc lá cuối cùng, Số phận con người,…). Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn học. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (Đâu là mục đích tồn tại của con người? Đâu là tư tưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh của con người? v.v…). Đồng thời chính từ cuộc đời của người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Đó chính là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người. 2. Giá trị giáo dục Trong sự tồn tại của văn học, giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học đối với đời sống, bởi vì người ta nhận thức không phải chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Do đâu mà văn học có giá trị giáo dục? Có lẽ bởi vì con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương giữa người với người; mặt khác còn bởi vì trong khi phản ánh hiện thực, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ nhà văn cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng – tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình,… tất cả đều ít nhiều tác động tới người đọc và đó cũng chính là giáo dục. Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Về tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Có thể thấy những ý nghĩa đó trong câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, trong lời thơ của Trần Quang Khải: “Thái bình nên gắng sức – Non nước ấy ngàn thu”. Về tình cảm, văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn; chẳng hạn câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” khơi dậy biết bao thuỷ chung ân nghĩa của tình cảm đồng bào, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi gợi biết bao yêu thương và tự hào về Tổ quốc. Về đạo đức, văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải – trái, tốt – xấu, đúng – sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Tóm lại, giá trị giáo dục là khả năng của văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Cũng cần thấy rằng đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của luật pháp hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc tới nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần, thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi những cảm nghĩ sâu xa về con người và cuộc đời, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Tác dụng đó vẫn phát huy ngay cả khi văn học miêu tả cái xấu, cái ác, nếu như người viết có cái tâm trong sáng, biết đứng vững trên lập trường của cái tốt, cái thiện, biết nhân danh công lí và những giá trị nhân bản cao đẹp của con người. Như vậy, văn học chính là một phương tiện hiệu nghiệm để tạo nên ở con người tất cả những gì mang tính nhân đạo chân chính. Với khả năng ấy, văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người, mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. 3. Giá trị thẩm mĩ Giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của văn học chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với một giá trị tạo nên đặc trưng của văn học, đó là giá trị thẩm mĩ. Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn. Nói đúng ra, bản thân nhiều sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp, nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ được những vẻ đẹp ấy. Do vậy, giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó.

Cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác, trong đời sống văn học luôn có mối liên hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận. Nếu tác giả là người sáng tạo văn học thì tác phẩm là phương tiện truyền bá văn học và người đọc là chủ thể tiếp nhận văn học. Không có người đọc, không có công chúng thì những cố gắng của tác giả, mọi giá trị của tác phẩm cũng trở nên vô nghĩa. Cần phân biệt tiếp nhận và đọc. Tiếp nhận rộng hơn đọc, vì trước khi có chữ viết và công nghệ in ấn, tác phẩm văn học đã được truyền miệng. Ngày nay, khi tác phẩm văn học chủ yếu được in ra, nhiều người vẫn tiếp nhận văn học không phải do đọc bằng mắt mà nghe bằng tai, như nghe chính tác giả đọc thơ, nghe “đọc truyện đêm khuya” trên đài phát thanh… Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. 2. Tính chất tiếp nhận văn học Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Bao giờ người viết cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận được những điều mình muốn gửi gắm, kí thác. Cao Bá Quát từng nói: “Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ”. Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều vô cùng khó khăn. Song dẫu không có được sự gặp gỡ hoàn toàn, tác giả và người đọc thường vẫn có được sự tri âm nhất định ở một số khía cạnh nào đó, một vài suy nghĩ nào đó. Đọc Truyện Kiều, người không tán thành quan niệm “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ông nỗi đau nhân thế; người không bằng lòng việc tác giả để cho Từ Hải ra hàng vẫn có thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng “Chọc trời khuấy nước mặc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”,… Trong sự giao tiếp giữa tác phẩm với độc giả, cần chú ý tính chất cá thể hoá, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Ở đây, năng lực, thị hiếu, sở thích của cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tuỳ theo lứa tuổi già hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm sống nhiều hay ít mà có kết quả tiếp nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người. Thậm chí cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác. Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ càng làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Tác phẩm văn học tuy miêu tả cuộc sống cụ thể, toàn vẹn, sinh động, nhưng vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ, chưa rõ. Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét mờ, khôi phục những chỗ còn bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ của những phần xa nhau, ý thức được sự chi phối của chỉnh thể đối với các bộ phận. Ở đây không chỉ có tác phẩm tác động tới người đọc, mà còn có việc tác động, tìm tòi của người đọc đối với văn bản. Thiếu sự tiếp nhận tích cực của người đọc thì tác phẩm chưa thể hiện lên thật sinh động, đầy đặn, hoàn chỉnh. Tính đa dạng, không thống nhất cũng là một điểm nổi bật trong sự giao tiếp của người đọc với tác phẩm. Tính chất này bộc lộ ở chỗ cùng một tác phẩm nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau. Đọc Truyện Kiều, người thấy ở Thuý Kiều tấm gương hiếu nghĩa, người coi nàng như là biểu tượng cho thân phận đau khổ của người phụ nữ,… Sự khác nhau trong cảm nhận, đánh giá tác phẩm có nguyên nhân ở cả tác phẩm và người đọc. Nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp, ngôn từ càng đa nghĩa thì sự tiếp nhận của công chúng về tác phẩm càng lắm hình nhiều vẻ. Tuổi tác, kinh nghiệm sống, học vấn hay tâm trạng người đọc cũng tác động không nhỏ đến quá trình tiếp nhận tác phẩm. Chẳng hạn cùng đọc truyện Bà chúa tuyết của An-đéc-xen, trẻ em và người lớn đều thích thú, nhưng cách hiểu của mỗi người lại không giống nhau. Vẫn là bài Thơ duyên của Xuân Diệu nhưng khi buồn đọc khác, khi vui đọc khác, khi đang yêu đọc khác. Điều đáng lưu ý là, dù cách hiểu có khác nhau, nhưng người đọc cần cố gắng để đạt tới một cách hiểu đúng về tác phẩm, làm sao để tác phẩm toả sáng đúng với giá trị thực của nó. 3. Các cấp độ tiếp nhận văn học Đọc và hiểu tác phẩm văn học là một hành động tự do, mỗi người có cách thức riêng, tuỳ theo trình độ, thói quen, thị hiếu, sở thích của mình, nhưng nếu nhìn nhận một cách khái quát vẫn có thể thấy những cấp độ nhất định trong cách thức tiếp nhận văn học. Thứ nhất là cách cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm, tức là xem tác phẩm kể chuyện gì, có tình ý gì, các tình tiết diễn biến ra sao, các nhân vật yêu ghét nhau thế nào, sống chết ra sao… Đó là cách tiếp nhận văn học đơn giản nhất nhưng cũng khá phổ biến. Thứ hai là cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ở đây người đọc có tư duy phân tích, khái quát, biết từ những gì cụ thể, sinh động mà thấy vấn đề đặt ra và cách thức người viết đánh giá, giải quyết vấn đề theo một khuynh hướng tư tưởng – tình cảm nào đó. Thứ ba là cách cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, thấy cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó, cảm nhận được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống được tái hiện, lại biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của câu chữ, kết cấu, loại thể, hình tượng…, qua đó không chỉ thấy rõ ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác phẩm mà còn xem việc đọc tác phẩm là cách để nghĩ, để cảm, để tự đối thoại với mình và đối thoại với tác giả, suy tư về cuộc đời, từ đó tác động tích cực vào tiến trình đời sống. Để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người đọc phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình, tích luỹ kinh nghiệm tiếp nhận, biết trân trọng sản phẩm sáng tạo của một ý thức khác, lắng nghe một tiếng nói khác, làm quen với một giá trị văn hoá khác, tìm cách để hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn, nhờ thế mà làm phong phú thêm vốn cảm thụ của mình. Không nên thụ động mà phải tiếp nhận văn học một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng. Thói quen đọc – hiểu theo kiểu suy diễn tuỳ tiện chẳng những làm thui chột các giá trị khách quan vốn có của tác phẩm, mà còn làm nghèo năng lực tiếp nhận các tác phẩm mới, lạ và khó. Người ta bao giờ cũng có phát hiện mới về tác phẩm trên tầm cao của kiến thức, tình yêu thiết tha với cái đẹp, sự say mê và rung cảm mãnh liệt với văn chương.

Du Học Tiếng Hàn Ngắn Hạn 1 Năm Nhận Nhiều Học Bổng Giá Trị

Hàn Quốc với một nền giáo dục chất lượng được khẳng định trên toàn thế giới. Chi phí học tập thấp, kiếm việc làm thêm dễ dàng cùng với nền văn hóa đậm chất phương Đông , nhiều nét tương đồng với Việt Nam,… Chính là những lý do khiến du học tiếng Hàn ngắn hạn một năm trở nên hấp dẫn.

Hiện nay, để dễ dàng thăng tiến trong công việc hoặc có được một công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Điều kiện đủ vẫn là am hiểu một ngôn ngữ thứ hai. Và thành thạo tiếng Hàn sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Nhưng để thành thạo được tiếng Hàn, trung bình một sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn cần 3 – 4 năm. Và đối với người đi làm, đang học tại các trung tâm vào buổi tối mà muốn thạo tiếng Hàn cũng cần tối thiểu 2 năm (học liên tục chăm chỉ).

Vậy nên nhiều bạn vẫn đang lưỡng lự nên học tại Việt Nam hay sang Hàn Quốc du học tiếng 1 năm. Bài viết này sẽ đưa ra giải pháp cho bạn để thành thạo tiếng Hàn hoặc lấy Topik trung cấp 3,4 chỉ trong 1 năm.

I. DU HỌC TIẾNG HÀN NGẮN HẠN MỘT NĂM

Du học tiếng Hàn ngắn hạn là chương trình học trong thời gian 1 năm, trừ đi các ngày nghỉ lễ tết thì các bạn sinh viên có 10 tháng học tiếng. Khoảng thời gian tuy không quá dài nhưng khá đủ để sinh viên theo học có thể hiểu được văn hóa, phong cách sống và con người Hàn Quốc.

Quan trọng hơn hết, sau khi hoàn thành khóa học, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết tiếng Hàn và thi đạt Topik 3,4

Thông thường, để thành thạo tiếng Hàn và đạt tối thiểu Topik 3-4 thì một sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Hàn sẽ mất 3-4 năm. Trong khi để một học viên học tiếng Hàn vào buổi tối sẽ mất ít nhất 2 năm (học chăm chỉ liên tục).

Nhưng đối với những bạn du học Hàn Quốc chỉ mất 1 đến 1,5 năm để thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Hàn.

Chính vì vậy du học tiếng Hàn ngắn hạn tại Hàn Quốc đang trở thành lựa chọn tốt nhất khi muốn học tiếng Hàn để phiên dịch tại các công ty Hàn Quốc.

1. BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN HỌC TIẾNG HÀN ĐỂ ĐẠT TOPIK 3,4

Học tiếng Hàn tại Hàn Quốc

Học tại Việt Nam

Trường Đại Học MasanHọc tiếng Hàn tại các trung tâm

Đại học chuyên ngành tiếng Hàn

Khả năng

Thành thạo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết

Tốt kỹ năng đọc viết.

Nghe nói không tốt

Tốt kỹ năng đọc viết.

Nghe nói khá

2. VÌ SAO NÊN DU HỌC TIẾNG NGẮN HẠN TẠI HÀN QUỐC?

♦ Chương trình học tiếng là cơ hội trải nghiệm tuyệt vời cho những bạn trẻ muốn du học Hàn Quốc mà chưa biết tiếng. Sau khi hoàn thành chương trình học này, bạn hoàn toàn có thể đăng kí học hệ cao hơn như cao đẳng, đại học, thạc sỹ.

♦ Chi phí du học Hàn Quốc thấp: Học phí khoảng 64 triệu vnđ – 120 triệu vnđ cho 1 năm học tiếng tại các trường đại học Hàn Quốc. Chi phí sinh hoạt ăn uống hàng tháng khoảng 3 triệu vnđ – 5 triệu vnđ, chi phí phòng thuê khoảng 7 triệu vnđ ở các thành phố lớn. Các thành phố nhỏ sẽ tiết kiệm hơn từ khoảng 3 – 5 triệu vnđ cho chi phí sinh hoạt và tiền phòng.

♦ Kể cả nếu không có ý định tiếp tục học lên cao ở Hàn Quốc thì việc thông thạo tiếng Hàn cũng sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

– Số Doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam: ~7.000 công ty Hàn Quốc.

– Các tập đoàn và công ty lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam bao gồm: Lotte, CJ, Samsung, Huyndai, Kumho, Hyosung, Daewoo, LG, Taekwang, Emart,…

– Mức lương nhân sự biết tiếng Hàn (Topik 3-4) mới ra trường từ 10 đến 12 triệu/ tháng.

– Mức lương nhân sự giỏi tiếng Hàn có 3 năm kinh nghiệm từ 17 đến 20 triệu/ tháng.

– Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2017, Việt Nam có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư với tổng số tiền 25,48 tỉ USD. Trong đó, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6,31 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,91 tỷ USD.

3. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

Đối với chương trình du học tiếng hàn ngắn hạn 1 năm (du học tiếng -Visa D4) thì điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp không quá 3 năm (Khoảng ~25 tuổi).

Chính vì vậy bất kể học sinh tốt nghiệp cấp 3, sinh viên đang học đại học hoặc người đi làm từ 1-3 năm đều có thể làm hồ sơ đi du học Hàn Quốc.

4. NHỮNG GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ

1) Học tiếng Hàn Cấp Tốc Du Học tại trung tâm từ 4-5 tháng

2) Hộ chiếu

3) Bằng + học bạ THPT

4) Bằng và bảng điểm ĐH, CĐ, TC (nếu có)

5) Hình thẻ 3*4, 4*6, 4*5 (Mỗi loại 4 tấm)

6) CMND ba, mẹ, học viên (Photo công chứng)

7) Sổ hộ khẩu (Photo công chứng)

8) Giấy khai sinh (bản sao)

9) Giấy phép kinh doanh, Sổ nhà đất (nếu có)

10) Sổ ngân hàng 9000$ (gửi trước 6 tháng)

5. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ

Thông thường một năm, các trường Đại Học ở Hàn Quốc có 4 đợt nhập học vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

Thời hạn nộp hồ sơ du học tiếng như sau

Kỳ mùa Xuân (tháng 3): hoàn thiện và nộp hồ sơ vào tháng 12

Kỳ mùa Hạ (tháng 6): hoàn thiện và nộp hồ sơ vào tháng 3

Kỳ mùa Thu (tháng 9): hoàn thiện và nộp hồ sơ vào tháng 6

Kỳ mùa Đông (tháng 12): hoàn thiện và nộp hồ sơ vào tháng 12

Lưu ý, bạn cần phải trải qua khóa học tiếng Hàn cấp tốc khoảng 3-4 tháng tại Asung trước khi sang Hàn Quốc nhập học.

II. CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC TIẾNG TẠI HÀN QUỐC CÙNG ASUNG

Du học Hàn Quốc Asung hiện là đối tác và liên kết với nhiều viện ngôn ngữ, trường đại học tại Hàn Quốc. Chính vì vậy chúng tôi có thể giúp học viên tìm và nộp hồ sơ vào bất cứ trường đại học yêu thích nào của bạn tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, Asung còn có 2 học bổng học tiếng Hàn giá trị cho học viên tại Asung:

Trường Đại Học Dong-A : 10% học phí học tiếng

Trường Đại Học Masan: 20% học phí học tiếng + 20% chi phí ký túc xá

III. TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN ASUNG ĐỂ THỰC HIỆN ƯỚC MƠ DU HỌC HÀN QUỐC CỦA MÌNH?

Asung chỉ thu phí dịch vụ khi bạn có visa và trước khi bay

Tỉ lệ đạt visa của Asung là 100% (2018 và tháng 3/2019), xuất cảnh và nhập học liên tục tháng 3-6-9-12 hàng năm

Hồ sơ thủ tục NHANH CHÓNG – CHI PHÍ RÕ RÀNG, HỢP LÝ

Asung là một trong những đơn vị tư vấn du học UY TÍN, LÂU NĂM VÀ CHỈ CHUYÊN DUY NHẤT về du học Hàn Quốc tại TPHCM

Văn phòng tư vấn và đào tạo tiếng Hàn của Asung đặt tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Asung có chương trình đào tạo tiếng Hàn cấp tốc du học chuyên biệt cho các bạn du học Hàn Quốc

Mọi hợp đồng được ký kết tại Việt Nam, tính pháp lý đảm bảo 100% (NÓI KHÔNG VỚI PHÁT SINH)

100% cơ hội nhận học bổng ngay từ năm đầu tiên học tiếng tại Hàn Quốc mà không cần điều kiện xét phức tạp.

Là một trung tâm đã chắp cánh cho nhiều bạn trẻ đi du học Hàn Quốc thành công, có thể nói kết nối và phát triển giáo dục Việt – Hàn chính là sứ mệnh của chúng tôi.

Asung là một trong những đơn vị tư vấn du học UY TÍN, LÂU NĂM VÀ CHỈ CHUYÊN về du học Hàn Quốc tại chúng tôi Mọi hồ sơ thủ tục, chi phí và hợp đồng đều được CÔNG KHAI RÕ RÀNG, MINH BẠCH. Hãy đến Asung để được tư vấn du học chính xác nhất!

GỌI ASUNG NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ DU HỌC HÀN QUỐC

0969 89 88 66 – 0979 13 52 52 (ZALO)

Trung Tâm Du Học Hàn Quốc Asung Địa chỉ: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, Số 1 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP.HCM Hotline: 0979 13 52 52 – 0969 89 88 66 Email: as@asung.edu.vn Facebook: Du Học Hàn Quốc Asung Website: chúng tôi – www.duhochan.edu.vn

Nhận Chứng Chỉ Giá Trị Toàn Cầu, Học Viên Apollo English Giành Ưu Thế Lớn

Hơn 1,000 học viên Apollo English nhận chứng chỉ tiếng Anh có giá trị vĩnh viễn trên toàn thế giới Cambridge, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập và chinh phục các kì thi quốc tế.

Chứng chỉ Cambridge được công nhận bởi hơn 20.000 trường đại học, các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới. Vì thế, Cambridge được ví như chìa khóa mở ra cánh cửa hội nhập với nền giáo dục toàn cầu, nâng cao cơ hội cho học viên khi lựa chọn môi trường học tập và làm việc quốc tế.

Apollo English cam kết điểm số tối thiểu 12 trên 15 khiên (có điều kiện đi kèm) khi học viên tham gia Kỳ thi năng lực tiếng Anh Cambridge dành cho thiếu nhi (YLE). Đây là chương trình đảm bảo đầu ra mà Apollo một lần nữa tự hào về chất lượng giảng dạy của mình.

Đỗ Thị Hoài Ngọc – Á Quân The Voice Kids 2017, đồng thời là thí sinh đạt giải đặc biệt cuộc thi Apollo’s Got Talent 2019 với bài hát Symphony cùng đội nhảy phụ họa – tiết mục mở đầu đầy ấn tượng cho buổi Lễ Vinh danh học viên Apollo English đạt chứng chỉ Cambridge năm 2019.

Kết quả thi Cambridge của học viên Apollo luôn vượt trội so với mặt bằng chung Việt Nam. Ví dụ như năm 2018 và 2019, nếu như mặt bằng chung học sinh Việt Nam đạt điểm tuyệt đối trong kì thi Cambridge phần nghe, nói, đọc và viết là 38%, thì con số này tại Apollo là 57%. Đặc biệt với kĩ năng nghe và nói, số lượng học sinh Apollo đạt điểm tuyệt đối là 59%, so với mặt bằng chung 35%.

Ông Ray Gordon, hiệu trưởng trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) gửi lời chúc mừng tới các học viên Apollo English và trao tặng học bổng 50% cho Trần Khánh Vân, học viên đạt điểm thi FCE cao nhất 180/190.

Cùng với Trần Khánh Vân, học viên Starters, Movers, Flyers, KET, PET và FCE đã sẵn sàng chinh phục ước mơ bằng nền tảng Anh ngữ vững chắc của mình.

Được công nhận trên toàn thế giới và có giá trị vĩnh viễn, chứng chỉ Cambridge giúp các em có thể hội nhập toàn cầu nhờ khả năng tiếng Anh vượt trội.

Kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge được ví như một kỳ thi ‘không áp lực’ bởi các bài luyện và thi có thiết kế dựa trên tâm lý trẻ. Mục tiêu của kỳ thi Cambridge tạo cho trẻ những trải nghiệm thú vị, khám phá bản thân và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho tương lai hội nhập.

Phụ huynh quan tâm đến kỳ thi vui lòng truy cập: https://apollo.edu.vn/, hotline: 1800.6655 hoặc liên hệ nhân viên trung tâm gần nhất để biết thêm chi tiết.

Bộ Chữ Mường Là Chữ Viết Chính Thức, Góp Phần Đắc Lực Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc

(HBĐT) – Trong số 6 dân tộc chính trên địa bàn tỉnh, dân tộc Mường chiếm 63,3%. Nếu so với dân tộc Mường trong cả nước thì dân số người Mường ở Hòa Bình chiếm gần 50%. Nói đến dân tộc Mường người ta nhắc ngay đến Hòa Bình được nhìn nhận là “thủ phủ” của dân tộc Mường gồm 4 Mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc lưu truyền Mo Mường chủ yếu thông qua truyền khẩu vì chưa có chữ viết. Mặc dù đã có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật Mo Mường theo phương pháp phiên âm từ tiếng La tinh, nhưng do nhiều cách ghi khác nhau nên chưa thống nhất, chưa truyền tải được hết nội dung và giá trị của Mo Mường. Vì vậy, lập hồ sơ khoa học về Mo Mường và xây dựng bộ chữ viết dân tộc Mường có thể coi là “khâu đột phá”. Bởi chỉ có chữ viết mới có thể ghi lại Mo Mường một cách chính xác, để từ bản ghi chính thức này dịch Sử thi Mo Mường sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác phục vụ cho việc lập hồ sơ khoa học về Mo Mường.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ chữ Mường, Sở KH &CN phối hợp với Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức nghiên cứu, thực hiện Đề tài khoa học “Xây dựng bộ chữ viết dân tộc Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Đề tài này đã đạt loại xuất sắc và là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sau thời gian nỗ lực thực hiện, ngày 8/9/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường tại tỉnh, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình. Vừa qua, Sở KH&CN đã tổ chức công bố Bộ chữ dân tộc Mường và triển khai kế hoạch ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Tiếng Mường có 14 nguyên âm gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm và 2 bán nguyên âm. Tiếng Mường có 5 thanh điệu, 152 vần…

Mục đích đưa Bộ chữ Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường, khẳng định Bộ chữ là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Đồng thời yêu cầu việc ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; đảm bảo đáp ứng cho các đối tượng người đã biết tiếng Mường và người chưa biết tiếng Mường. Kế hoạch của UBND tỉnh cũng xác định 5 nội dung cụ thể như: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt – Mường, Mường – Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục… Đồng thời, kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VH-TT&DL; Sở GD&ĐT; Sở Nội vụ; Trường Chính trị tỉnh; Sở TT&TT; Báo Hòa Bình; Đài PT&TH tỉnh; Sở KH&ĐT; Sở Tài chính; Sở KH&CN; UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện.

Phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí, văn nghệ sỹ và các nhà báo tỉnh xuân Đinh Dậu 2017, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Việc ra đời bộ chữ Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh… Điều này thể hiện việc đưa Bộ chữ dân tộc Mường vào sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn. Vì đây là lần đầu tiên tiếng Mường có bộ chữ viết chính thức giúp cho việc bảo tồn bản sắc ngôn ngữ văn hóa Mường; phục vụ đắc lực cho sưu tầm, nghiên cứu văn hóa của dân tộc. Đây cũng là chữ viết trong dạy và học tiếng Mường cho không chỉ người Mường mà cả công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và những ai có nhu cầu học tập và sử dụng tiếng Mường.

Hiện nay, các ngành chức năng đang tiến hành các bước để đưa Bộ chữ Mường vào cuộc sống. Bộ chữ Mường là sự khẳng định vị thế, vai trò của dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt nói chung. Qua đó cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch các vùng Mường thông qua các nghiên cứu về văn hóa Mường.

Huơng Lan

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Học: Giá Trị Văn Học Và Tiếp Nhận Văn Học trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!