Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Quy Tắc Nói Tiếng Hàn Hiệu Quả mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quy tắc số 1: Luôn luôn học và ôn tập nhóm từ, không phải từng từ riêng lẻ.
Không bao giờ học một từ riêng lẻ. Khi bạn gặp từ mới, luôn luôn nhớ viết ra nhóm từ sử dụng nó. Và khi ôn lại cũng ôn luôn nhóm từ, không ôn 1 từ.
Sưu tập nhóm từ: Ngữ pháp và kỹ năng nói sẽ tăng nhanh hơn 6 – 8 lần. Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ. Đừng bao giờ viết một từ riêng lẻ vào tập vở mà hãy luôn nhớ viết cụm từ.
Quy tắc số 2: Không học ngữ pháp.
Ngay bây giở đừng học ngữ pháp. Hãy để sách ngữ pháp ra xa. Quy tắc ngữ pháp chỉ dạy bạn nghĩ về Tiếng Hàn, bạn muốn nói Tiếng Hàn một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ hãy học Tiếng Hàn mà không học ngữ pháp, việc nói của bạn cải tiến nhanh chóng, bạn sẽ nói Tiếng Hàn tự nhiên. Tôi chắc rằng bạn đã mất quá nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp mà không thể nói Tiếng Hàn được một cách trôi chảy.
Quy tắc số 3: Nghe trước
Quy tắc nào quan trọng nhất? Câu trả lời đơn giản, đó là nghe. Bạn phải nghe Tiếng Hàn mỗi ngày. Đừng đọc sách. Nghe Tiếng Hàn, là chìa khóa để thành công trong việc học Tiếng Hàn. Hãy bắt đầu tập nghe mỗi ngày.
Học bằng tai, không học bằng mắt. Ở trường bạn học Tiếng Hàn bằng mắt. Bạn đọc sách, bạn nắm quy tắc ngữ pháp. Với phương pháp này, bạn học Tiếng Hàn bằng tai, không phải bằng mắt. Hãy nghe Tiếng Hàn từ 2 – 3 giờ mỗi ngày. Hãy dành thời gian để nghe Tiếng Hàn – đó là chìa khóa để nói giỏi.
Quy tắc số 4: Học chậm, học thật kỹ là tốt nhất.
Làm thế nào để nói Tiếng Hàn tự động. Đừng học nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn, số lượng không phải là yếu tố quyết định mà chính là chất lượng của bài học đi kèm với thời gian học. Bí mật nói dễ là học từ và cụm từ thật kỹ. Không chỉ biết định nghĩa, không chỉ nhớ để làm bài thi mà bạn phải ghi vào sâu trong trí nhớ. Để nói Tiếng Hàn dễ, bạn phải lặp lại mỗi bài học nhiều lần.
Học kỹ, nói dễ như thế nào? Chỉ cần lặp lại tất cả những bài học hoặc nghe nhiều lần. Chẳng hạn, nếu bạn có sách nói, hãy nghe chương đầu tiên 20 lần trước khi nghe đến chương thứ hai. Bạn có thể nghe chương đầu tiên 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày.
Quy tắc thứ 5: Sử dụng những câu chuyện ngắn.
Đây là một cách hiệu quả để học và sử dụng Tiếng Hàn một cách tự động. Hãy sử dụng những câu chuyện ngắn, bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe Tiếng Hàn thực tế. Cách tốt nhất là nghe cùng một câu chuyện nhưng ở các thì khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai.
Quy tắc thứ 6: Chỉ sử dụng bài học và tài liệu thực tế.
Quy tắc thứ 7: Nghe và trả lời thay vì nghe và lặp lại.
Trong các câu chuyện ngắn, người nói hỏi nhiều câu đơn giản. Mỗi lần bạn nghe một câu hỏi, hãy tạm ngưng và trả lời nó. Hãy tập trả lời câu hỏi thật nhanh mà không cần suy nghĩ. Chính cách học phản xạ đơn giản này đã hình thành tương tác ngôn ngữ mới cho người học và mang lại một kết quả không thể ngờ.
Sưu tầm bởi Trung tâm tiếng Hàn Newsky
CẦN TƯ VẤN HỌC TIẾNG HÀN?
Họ & tên *
Điện thoại *
Nội dung liên hệ
5 Quy Tắc Luyện Nói Cho Người Mới Học
Đây là chia sẻ của 1 cô Thúy- giảng viên tại Elight. Người có 10 năm nghiên cứu tiếng anh và làm việc và giúp hơn 300 học viên mất gốc nói tiếng anh thành thạo.
Không học ngữ pháp quá nhiều
Điều này nghe có vẻ lạ lẫm với nhiều sinh viên Việt Nam người vốn có niềm tin: chính ngữ pháp vững vàng sẽ giúp họ nói tốt tiếng anh. Nếu bạn muốn vượt qua các kỳ thi, hãy học ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một người nói tiếng anh trôi chảy, hãy cố tránh học ngữ pháp.
Học ngữ pháp sẽ chỉ làm bạn thất vọng và bối rối. Bạn sẽ nghĩ về các qui tắc khi tạo nên một câu thay vì nói nó một cách tự nhiên. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ những người nói tiếng anh biết hơn 20% các qui tắc ngữ pháp. Rất nhiều sinh viên Việt Nam còn nắm được các cấu trúc ngữ pháp nhiều hơn cả giáo viên bản ngữ.
Tôi thường hỏi một số người bạn bản xứ Anh, Mỹ của mình những vấn đề ngữ pháp, và chỉ một vài trong số học có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, bạn thấy đấy, họ nói tiếng anh như gió và có thể đọc, nói nghe và giao tiếp hiệu quả.
Vậy thì bạn muốn ngồi chia động từ chính xác hay nói tiếng anh trôi chảy đây. Lựa chọn của bạn mà thôi!
Muốn nói được hãy học cả cụm từ chứ không phải một từ riêng lẻ
Rất nhiều người học từ vựng và cố gắng ghép càng nhiều từ vào với nhau để tạo một câu đúng. Điều đó thật đáng ngưỡng mộ vì bạn đang nỗ lực rất nhiều đấy. Nhưng thất vọng là bạn không thể tạo ra một câu nghe có vẻ tự nhiên. Lý do là vì bạn chưa bao giờ học cả cụm từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng sẽ học cả từ riêng lẻ và cả những cụm cho tới những câu. Hãy làm giống một đứa trẻ, chỉ học cụm từ chứ đừng học từng từ.
Nếu biết 1000 từ vựng, bạn có thể không nói được một câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1 cụm từ, bạn có thể tạo ra hàng trăm câu đúng. Nếu bạn biết 1000 cụm từ, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng nói trôi chảy như người bản xứ của mình đấy
(Tham khảo phần học từ vựng và cụm từ phía dưới)
Khi bạn muốn tạo ra một câu tiếng anh, đừng dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Thứ tự của các từ sẽ hoàn toàn khác nhau và bạn sẽ gánh chịu hậu quả là dịch vừa lâu mà vẫn tạo ra 1 câu với các từ sai vị trí. Thay vì đó, hãy học các cụm từ và bạn sẽ bao giờ phải lăn tăn suy nghĩ về những gì mình đang nói. Nó sẽ là một sự tự động
Một vấn đề khác với việc dịch ngược là bạn sẽ phải cố gắng để lắp ghép từ vựng và ngữ pháp bạn đã học với nhau. Dịch từ và nghĩ về ngữ pháp để tạo ra câu sẽ sớm tạo ra một câu với tỉ lệ sai bạn nên tránh điều này.
3. Đọc và nghe là chưa đủ. Thực hành nói những gì bạn nghe.
Đọc, nghe và nói là những điều quan trọng nhất của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nói thì sẽ yêu cầu trôi chảy. Một đứa bé sẽ học nói trước, khi đã trôi chảy, nó sẽ bắt đầu đọc và sau cùng là viết. Vậy nên thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc , viết.
Một là
Nó có lạ không khi các trường trên thế giới vẫn dạy đọc trước, kế sau đó là viết, sau đó là nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác biệt, nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học ngôn ngữ thứ 2, bạn cần có có gì đó để đọc và hiểu và từ đó có gì đó để nói. Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng không thể nói được không phải vì không biết phát âm hay cụm từ mà vì không có ý gì trong đầu để nói. Nghe và đọc nhiều sẽ cứu bạn được khỏi điều này.
Hai là
Lý do rất nhiều có thể đọc và nghe vì đó là tất cả những gì học thực hành. Nhưng để nói tiếng anh trôi chảy, bạn cần phải thực hành nói. Đừng dừng lại ở việc nghe. Hãy đọc to những gì bạn nghe được và thực hành nói những gì bạn nghe được. Thực hành nói to rõ ràng khỏi miệng đến khi nào não bạn có thể dễ dàng làm điều này không cần cố gắng. Mình đảm bảo chỉ sau 1 tháng ngày nào cũng tập tành kiểu này 15p, bạn sẽ thấy bạn nói giỏi tất cả những thứ giao tiếp thông thường mà không cần nghĩ J
( Tham khảo nguồn tài liệu nghe và tập nói theo ở dưới)
Tạo môi trường cho bản thân
Rất nhiều người nghĩ rằng, phải đi tới nước nói tiếng anh thì mới giỏi tiếng anh được. Điều này đúng bởi khi môi trường xung quanh bạn là tiếng anh 100% thì bạn sẽ phải thích nghi và bắt buộc phải nói để tồn tại . Nhưng bạn có để ý, rất nhiều người bạn khác của bạn đi học nước ngoài về và vốn tiếng anh của họ vẫn rất hạn chế. Bởi lẽ họ chỉ đi học tiếng anh trên trường và về sinh sống với “đồng hương” của mình và thế là họ không phải nói tiếng anh. Vậy nên điều quan trọng là tự tạo môi trường cho chính mình thôi.
Bạn chẳng cần phải đi đâu cả. Bạn chỉ cần bao bọc xung quanh mình là Tiếng anh thôi. Và bạn chỉ làm được điều này khi thực sự nghiêm túc với mình như nói tiếng anh với bạn mình ( cố gắng tìm người giỏi hơn bạn để nói). Bạn có thể mang theo mp3 và nghe các câu tiếng anh hoặc các cuộc hội thoại tiếng anh. Rẻ tiền nhất là có thể nghe nhạc tiếng anh sáng tối, vừa vui tai lại vừa ngấm được ngôn ngữ lạ này.
Có một câu thầy cô nào cũng dùng với học sinh tiếng anh của mình “Practice makes perfect” và nó lại không đúng cho lắm. Thực hành chỉ khiến những gì bạn đang làm thành bền vững. Nếu bạn học câu sai mà vẫn chăm chỉ nhắc đi nhắc lại câu đó, thì bạn sẽ nói sai mãi mãi. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tìm được những tài liệu đúng, hợp với mình để học.
Ví dụ, muốn học nói tiếng anh giao tiếp đời thường, thì bạn đừng nghe CNN với BBC bởi ngôn ngữ họ dùng quá đỗi trịnh trọng. Cái bạn cần xem là các serie phim phản ảnh thực tế như Friends, How I met your mother với ngôn ngữ đời thực.
Hay như bạn muốn tập nói với 1 người khác. Hãy cẩn thận trong sự lựa chọn. Tốt nhất, nên chọn 1 người bạn nói tiếng anh tốt đủ để sửa lỗi cho bạn. Thậm chí bạn có thể trả công cho họ cũng vẫn nên làm. Coi như đó là chi phí đi học của bạn đi. Chứ đừng tiếc rẻ tự luyện với một người tương đương hoặc kém mình. 2 người sẽ chỉ giúp nhau nói sai nhiều và sai vĩnh viễn. Có một cách hay mà tiết kiệm là hãy dùng công nghệ trong thế giới phẳng này, bạn có thể kết bạn facebook và trò chuyện với một người Anh hay Mỹ nào đó để nâng cao tiếng anh của mìnhJ
Bước 2: Nghe và tập nói lại những cuộc hội thoại bạn nghe được ( phải nghe ít nhất 100 giờ)
Bước 3: Tham gia các website tập nói tiếng anh miễn phí và sử dụng vốn từ vựng các tình huống bạn đã học
Đây là website hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần nói tiếng anh với bạn bè trên thế giới thông qua công cụ của web ( chat cá nhân hoặc nhóm), sau đó mọi người có thể trao đổi facebook hoặc skype để luyện tập riêng.
Web: Easy Language Exchange
Tại web này, bạn có thể tập đọc, tập viết và tập nói với người bản xứ. Điều đặc biệt, web cho phép chúng ta tìm kiếm những người nói tiếng anh và có nhu cầu học tiếng Việt khiến bạn dễ dàng kết bạn và trao đổi vì lợi ích của cả 2 bên.
7 Quy Tắc Học Tiếng Anh Effortless English
7 QUY TẮC HỌC EFFORTLESS ENGLISH
Mặc dù đây là những nguyên tắc tự học tiếng Anh không còn mới và đã được chia sẻ nhiều nơi nhưng vẫn có nhiều bạn chưa biết hoặc chưa vận dụng đúng để phát huy sức mạnh của những nguyên tắc này. Đây chính là bí mật giúp Effortless English thành công trên toàn thế giới, là yếu tố giúp hàng triệu người học đã cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng
QUY TẮC 1: Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ
Hay ví dụ như động từ “go”, “get”, “take”,…mỗi khi kết hợp với 1 giới từ nó lại mang ý nghĩa khác nhau. “Take” ở đây không chỉ đơn thuần là “cầm, lấy” nữa mà “take up” có nghĩa là “bắt đầu một thói quen mới”, “take out” là “chuyển cái gì đó ra ngoài”, “take after” là “giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách”,…
Rất nhiều sinh viên học tiếng Anh bằng cách ghi nhớ từng từ đơn lẻ và khi họ nói, họ nói từng từ một, thường ngừng nghỉ một cách không tự nhiên, nhịp điệu lạ. Điều này khiến cho những người bản xứ phải cố gắng mới hiểu được dẫn tới cả người nghe và người nói đều cảm thấy nản lòng.
Chính vì thế hãy luôn mang trong mình một cuốn sổ tay để ghi chép về các “cụm từ” mỗi khi bạn gặp hay nghe một cụm từ nào đó từ một bài hát, một bộ phim, hay một tờ báo chẳng hạn. Nó sẽ nhắc bạn về các từ vựng, cách sử dụng và ngữ cảnh đó. Bằng cách này, vốn từ vựng cũng như kiến thức ngữ pháp, cách phát âm của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Chắc hẳn đọc đến quy tắc này, bạn sẽ không tránh khỏi NGẠC NHIÊN phải không nào?
Sau nhiều năm học ở trường, các thầy cô đều dạy ngữ pháp trước tiên, thậm chí bỏ qua các kĩ năng nghe, nói. Nhưng thực tế chứng minh, sau nhiều năm học các quy tắc ngữ pháp, rất ít người trong chúng ta có thể nói được tiếng Anh. Rất nhiều bạn giỏi ngữ pháp nhưng lại bị hạn chế khả năng nói. Trong các cuộc giao tiếp, nói cách khác, bạn sẽ nghĩ về tiếng Anh thay vì thực hành nó. Bạn sẽ nghĩ đến các thì quá khứ, hiện tại, tương lai, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành. Bạn sẽ nghĩ cách sắp xếp trật tự từ sao cho đúng. Đối với việc viết tiếng Anh điều này rất tốt, nhưng khi đó bạn có thời gian để suy nghĩ, bạn có thể thay thế nó bằng từ khác, bạn có thể sửa nó khi bạn mắc lỗi… Nhưng đối với nói, bạn không có thời gian để nghĩ câu trả lời. Bạn không có thời gian để suy nghĩ về thì, giới từ, sở hữu cách, cụm động từ hay bắt cứ một kiến thức ngữ pháp nào mà bạn đã học. Nếu ai đó hỏi bạn, bạn sẽ phải trả lời ngay. Học ngữ pháp sẽ hạn chế khả năng nói của bạn, trước khi nói một câu nào đó, bạn luôn tự hỏi mình những câu như “phải dùng giới từ như thế nào?”, “dùng thì này có đúng không?”, “nên dùng thì hiện tại hoàn thành hay chỉ là hiện tại đơn?”…Và bạn luôn ở trong tâm trạng bị trói buộc, bế tắc trong suy nghĩ, phân vân và cuối cùng im lặng. Trong khi đó, có rất nhiều bạn ngữ pháp tiếng Anh chưa vững, nhưng họ lại có thể nói chuyện bằng tiếng Anh một cách rất dễ dàng. Có một sự nghịch lý ở đây. Đó là càng tập trung thu nạp các cấu trúc ngữ pháp, bạn lại càng khó nói tiếng Anh. Bạn phải liên tục nghĩ đến cách dùng thì, cách chia động từ và điều này dẫn đến tốc độ nói chậm, ngập ngừng, không tự nhiên. Việc giao tiếp bỗng trở nên thất bại.
Hơn thế nữa, tiếng Anh giao tiếp là tiếng Anh thực, nó không phải là tiếng Anh trong các quyển sách bạn được học. Các hội thoại trong các giáo trình của bạn là các câu nói đầy đủ thành phần câu, là một câu hoàn chỉnh (Đây cũng là điều bạn được dậy), nhưng thực tế, tiếng Anh nói lại CHỦ YẾU là các câu chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, các bạn chớ nên hiểu lầm ý của tác giả. A.J. Hoge muốn nói việc đừng học ngữ pháp ở đây là đừng nên học theo phương pháp cũ, học từ sách vở, giáo trình, sau đó làm thật nhiều bài tập để ghi nhớ, tác giả muốn chúng ta học ngữ pháp một cách “trực quan”. Theo Effortless English, trong quá trình học các cụm từ, câu chúng ta đã học ngữ pháp rồi. Chúng ta học ngữ pháp bằng cách lắng nghe, ghi nhớ cụm từ, chứ không phải bằng các quy tắc được viết ra giấy như chủ ngữ, động từ, tân ngữ,…Chúng ta có thể học ngữ pháp một cách hoàn toàn tự nhiên.
Bạn hãy thử dừng học ngữ pháp một thời gian, gác lại các cuốn sách ngữ pháp dày cộp sang một bên, thay vì lo lắng về các lỗi sai thì hãy cứ tự nhiên nói. Chấp nhận nó và sửa nó. Như vậy bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.
Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất trong bộ 7 quy tắc học Effortless English vì đó là cách chúng ta học ngôn ngữ khi còn nhỏ.
Như những đứa trẻ, khi sinh ra chúng sẽ được nghe trước tiên. Nghe luôn là bước đầu tiên khi chúng tiếp cận một ngôn ngữ. Khi chúng nghe những người xung quanh như ông bà, bố mẹ, anh chị nói chuyện,…Sau một thời gian nghe hiểu nhất định, đứa trẻ sẽ đột nhiên bắt đầu nói. Nhà nghiên cứu James Crawford đã phát hiện ra rằng khả năng nói tiếng Anh là kết quả của việc nghe và thành thạo tiếng Anh thường xuất phát duy nhất từ khả năng nghe. Hay nói một cách nôm na, khả năng nghe sẽ hình thành khả năng nói. Việc học bằng tai sẽ tốt hơn so với học bằng mắt. Nghe chính là chìa khóa để nói tiếng Anh tốt. Nếu bạn nghe nhiều hơn, bạn sẽ học được nhiều từ vựng hơn, ngữ pháp và cách phát âm. Bằng cách này, bạn sẽ học tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.
Trong thực tế, các chuyên gia cho rằng 80% thời gian học tiếng Anh của bạn nên dành để nghe. Nghe là việc rất quan trong khi bạn học ngôn ngữ. Đối với người bản ngữ, tốc độ nói rất nhanh, nhanh đến mức bạn không có thời gian để phân tích, suy nghĩ về các quy tắc ngữ pháp. Bạn phải ngay lập tức hiểu và phản hồi. Vậy nên nếu bạn không chịu khó nghe, thì bạn sẽ không thể hiểu họ nói gì, khả năng phân tích của bạn chậm và đương nhiên là tốc độ phản hồi cũng giảm.
Thêm 1 lợi ích khi nghe, là bạn sẽ dần quen và phát âm chuẩn như người bản ngữ. Các cấu trúc câu, các cụm từ cũng dễ nhớ hơn rất nhiều. Nếu bạn để ý, khi bạn nghe 1 bản nhạc và có đoạn điệp khúc, bạn sẽ nhớ nó, nhớ cả câu, các từ vựng. Đây là một cách học rất tự nhiên và không gây căng thẳng.
Hãy bắt đầu tập nghe ngay từ bây giờ. Hãy nghe, nghe, nghe và nghe ở mức tối đa. Bạn có thể bắt đầu bởi những bài hát hoặc bộ phim ngắn, dễ nghe, dễ hiểu.
Việc học lướt, đi qua các bài quá nhanh khiến cho các học sinh chưa kịp nắm vững được bài cũ đã phải học sang bài mới. Học sinh bị ép phải học nhiều ngữ pháp và từ vựng hàng tuần. Trong 1 tiết học, các em sẽ phải học hết những gì mà các giáo viên đã soạn trong giáo trình. Và đương nhiên, trong thời gian ngắn ngủi ấy, học sinh sẽ chỉ được học ngữ pháp còn phần thực hành sẽ…để đó. Chính điều này khiến các em quên các kiến thức một cách nhanh chóng.
Vậy học sâu là gì? Học sâu có nghĩa là lặp đi lặp lại những gì bạn đã học được, để nó đi vào tiềm thức của bạn, bạn hiểu nó và tự động hiểu nghĩa cũng như nói nó một cách tự động.
Bạn không cần phải ghi nhớ, hay học thuộc lòng các cụm từ, mà là cần thực sự hiểu sâu các cụm từ mà bạn đang học. Với chương trình Effortless English, thầy A.J. Hoge khuyên chúng ta, mỗi bài học phải được học ít nhất trong 7 ngày. Bạn phải lập đi lặp lại nó đến khi hiểu và hiểu thật sâu. Ví dụ như khi bạn nghe một câu chuyện hay đọc 1 tờ báo, bạn cần phải nghe, đọc, hiểu, thấm cho tới khi bạn có thể kể lại câu chuyện đó theo cách kể của chính bạn mà nghĩa không đổi.
Đừng bao giờ dừng lại. Bạn chỉ cần ôn lại nhiều hơn. Hãy tập trung vào các từ, động từ và cụm từ phổ biến qua việc nghe và sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần, thực hành chúng một cách thường xuyên.
Rất nhiều người học tiếng Anh không hiểu được tầm quan trọng của việc học sâu. Khi được nhắc lại nhiều lần về một kiến thức, thậm chí họ còn phàn nàn. Tuy nhiên, trong những hội thoại thông thường, họ lại thường xuyên bị mắc lỗi về vấn đề đó. Sự nóng vội không giúp bạn GIỎI tiếng Anh. Và đương nhiên việc học quá nhiều kiến thức trong 1 thời điểm lại càng khiến bạn cảm thấy bối rối mỗi khi sử dụng chúng. Hãy học từ từ, chậm mà chắc, thường xuyên ôn lại bài cũ. Chẳng hạn như bạn có thể nghe một câu chuyện sử dụng thì quá khứ nhiều lần trong tuần. Sau đó, bạn sẽ nghe một câu chuyện khác trong 2 tuần và một câu chuyện khác nữa sử dụng thì quá khứ trong khoảng thời gian tương tự. Hãy ôn tập thật nhiều để bạn cảm thấy nhuần nhuyễn hơn.
Một lúc nào đó, có thể bạn sẽ thấy nó nhàm chán vì phải lặp lại nhiều lần. Cách tốt nhất là chọn loại tài liệu thật hấp dẫn đối với bạn.
Ngữ pháp khá quan trọng tuy nhiên ở quy tắc số 2 của Effortless English chúng ta đã nhắc đến việc “Đừng học ngữ pháp”. Có thể bạn đang nghĩ, “Tôi có thể học ngữ pháp tiếng Anh thế nào nếu tôi không học những quy tắc ngữ pháp tiếng Anh?”
Chúng ta thay có thể thay đổi khung thời gian và thay đổi ngữ pháp để tạo ra các phiên bản khác nhau của từng câu chuyện. Bằng cách đọc và nghe nhiều phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện, có thể là câu chuyện trong thì quá khứ, câu chuyện trong hiện tại hoặc cũng có thể có một phiên bản khác được kể trong tương lai. Chúng ta có thể học ngữ pháp từ một cách trực quan mà không cần nghĩ về thì, cách chia động từ.
Về cơ bản, mỗi câu chuyện từ điểm nhìn khác nhau (Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau) đều như nhau, nhưng sự thay đổi về thời gian dẫn đến sự thay đổi về ngôn ngữ được sử dụng… đặc biệt động từ (khác nhau vì chia động từ). Một trong những ưu điểm của các câu chuyện theo điểm nhìn là thường tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bằng việc nghe các câu chuyện này nhiều lần, bạn sẽ tiếp thu được thì thời ngữ pháp tiếng Anh phổ biến và hữu dụng nhất một cách dễ dàng và tự nhiên.
Trong quá trình giao tiếp, ngữ pháp phải xuất hiện thật nhanh chóng trong đầu bạn. Bạn sẽ không có thời gian để nghĩ về các quy tắc, cách dùng, cách sắp xếp. Hầu hết mọi người thấy việc học ngữ pháp qua sách vở là một việc làm hết sức buồn tẻ, khó hiểu, dễ nản lòng. Nhiều người cảm thấy sợ hãi khi phải cố gắng ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp. Họ cảm thấy mông lung và dần cảm thấy lẫn lộn không biết nên sử dụng trong trường hợp nào.
Với phương pháp Effortless English nói chung và nguyên lý học ngữ pháp thông qua các câu chuyện nhỏ thể hiện quan điểm nói riêng, bạn sẽ học ngữ pháp 1 cách tự nhiên. Bạn chỉ cần lắng nghe, hiểu câu chuyện và ngữ pháp tự động đi vào tiềm thức. Bạn có thể đáp trả, phản hồi người đối diện một cách nhanh chóng mà không cần phải nghĩ ngợi nhiều. Một trong những ưu điểm của các câu chuyện theo điểm nhìn đó là chúng thường tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất. Rất nhiều người có xu hướng học những cấu trúc quá phức tạp, hiếm gặp thay vì những các cấu trúc mà người bản xứ sử dụng hàng ngày.
Đã đến lúc bỏ qua những cuốn giáo trình và học tiếng Anh THỰC. Vì sao?
Vì với những cuốn giáo trình, chúng thường tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Các đoạn hội thoại hết sức trang trọng, cứng nhắc, thậm chí rất hiếm gặp trong thực tế. Chúng chủ yếu được sử dụng phổ biến trong văn viết. Trong khi đó những từ, cụm từ, thành ngữ, tiếng lóng phổ biến với người bản ngữ thì bạn lại không được học.
Các cuộc hội thoại trong giao tiếp tiếng Anh thường khá thoải mái. Cách phát âm thực tế cũng khác xa với những gì bạn tìm thấy trong giáo trình hoặc các cuộn băng nghe vì chúng thường được nối âm, nhấn nhá giọng điệu, ngữ điệu. Trong khi các giáo viên dạy bạn đọc từng từ “How are you? thì một người Mĩ thực sự sẽ nói là “Howya doin’?”, “Howzit goin’?”, “Hey, whassup?” ,…Đó là lí do mà rất nhiều người học tiếng Anh lâu năm vẫn không thể hiểu người bản địa nói gì.
Rõ ràng là giáo trình không phải là công cụ học tập hữu hiệu. Vậy bạn cần công cụ nào? Bạn sẽ học theo cách người bản xứ học: bằng cách sử dựng tài liệu thực. Hãy chỉ sử dụng tài liệu thực. Tài liệu thực tế là gì? Đó chính là sách, báo, tạp chí, podcast, video, thậm chí là những bản nhạc, những bộ phim,… Hãy lựa chọn những tư liệu mà bạn thích, phù hợp với trình độ của bạn.
Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu nghe tiếng Anh thực tế trên mạng, các sách nói, podcast, bản tin CNN hay BBC hay những bộ phim truyền hình.
Quy tắc cuối cùng trong bộ 7 quy tắc học Effortless English chính là nghe và trả lời thông qua các câu chuyện. Muốn khả năng phản xạ tốt, bạn nên luyện tập nghe và trả lời câu hỏi của người nói, chứ đừng chỉ nghe rồi lặp lại “máy móc” mà không suy nghĩ. Theo cách học tiếng Anh truyền thống, giáo viên thường bắt các bạn nghe và nhắc lại. Tuy nhiên việc nghe và nhắc lại lại không mấy đem lại hiệu quả vì các bạn không suy nghĩ gì. Tức là chúng cũng không được nạp vào đầu bạn. Tuy nhiên khi tập nghe và trả lời thì tức là bạn đã phải hiểu chúng.
Những câu chuyện là công cụ cực kì hữu ích cho việc học tiếng Anh của bạn. Vì thông thường, chúng đem đến rất nhiều cảm xúc. Và khi được tác động bởi cảm xúc, mọi thứ sẽ dễ ghi nhớ hơn, dễ hiểu hơn. Nếu các bạn để ý các bạn sẽ thấy rất nhiều cuốn sách của các tác giả nổi tiếng đều truyền tải thông điệp qua các câu chuyện. Đó là những câu chuyện mà chính họ trải nghiệm, hoặc được nhìn thấy, xem qua, hoặc được kể lại. Những câu chuyện này thường dễ đi vào lòng người hơn là việc gạch đầu dòng hoặc viết lan man về những thứ hết sức trừu tượng.
Với Effortless English, sau khi nghe các câu chuyện, bạn cần phải trả lời những câu hỏi. Những câu hỏi rèn luyện cho bạn cách hiểu và trả lời nhanh hơn. Bạn phải liên tục hiểu được các câu hỏi và trả lời chúng tức thì. Các câu hỏi thường rất dễ và câu trả lời của bạn phải thật ngắn gọn. Trọng tâm của những câu chuyện này là tốc độ, đẩy nhanh phản xạ. Đây là một dạng bài tập giúp bộ não vận động. Điều này giúp bạn học và phản xạ nhanh hơn. Bạn sẽ có thể nói nhanh và tự động mà không cần nghĩ đến “Từ này có nghĩa là gì nhỉ”.
Một Vài Quy Tắc Để Học Tiếng Nga Một Cách Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Bạn đã học tiếng Nga không phải là tháng đầu tiên, nhưng vẫn không thể nói được lời nào, còn về chuyện xem phim thì khỏi phải nhắc tới? Có lẽ là bạn học tiếng Nga không đúng cách.
Vậy chúng ta hãy nói về những quy tắc đơn giản nhưng hiệu quả, mà sẽ giúp bạn nói được tiếng Nga chỉ sau một vài bài học!
Quy tắc 1. Bạn hãy học tiếng Nga bằng phương pháp ngâm mình. Bạn hãy nghe đài, xem phim, tìm kiếm các bài học video bằng tiếng Nga. Ngôn ngữ trung gian ngăn cản bạn tập trung vào việc học ngôn ngữ, tương ứng như vậy là làm chậm quá trình phát triển hấp thu tiếng Nga. Nếu bạn muốn nói tiếng Nga hoặc hiểu ngôn ngữ này thì phương pháp giao tiếp sẽ cho bạn nhiều hơn bất kỳ sách dậy ngữ pháp nào.
Quy tắc 3. Khía cạnh nào của ngôn ngữ mà bạn quan tâm nhất khi học thì nó sẽ được phát triển tốt nhất. Ví dụ, nếu bạn chỉ thực hiện làm các bài ngữ pháp, đổi đuôi từ, chia động từ, thì bạn chỉ là bậc thầy trong lĩnh vực này. Nhưng bạn sẽ không bao giờ nói được nếu bạn không thừ cố gắng nói chuyện. Bạn muốn xem các phim của Nga? Bạn hãy xem đi! Bạn muốn nói chuyện thoải mái tự do bằng tiếng Nga? Bạn hãy cố gắng nói chuyện, bạn hãy tìm một giáo viên hoặc người đối thoại và hãy tập luyện, và bạn sẽ nói được! Không thể nào bắt đầu chơi một nhạc cụ, nếu bạn chỉ xem người khác chơi đàn. Cần phải có cả thực hành!
Quy tắc 4. Bạn hãy dành cho bài học tiếng Nga ít nhất mười phút mỗi ngày. Nếu bạn nghe phát âm tiếng Nga và bạn cố gắng để nói thì kết quả không phải chờ đợi lâu. Bạn hãy lặp lại bài học đã học, và hãy cố gắng nói chuyện với người Nga. Sự đều đặn là rất quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ.
Quy tắc 5. Bạn hãy tìm ra một động lực cho mình. Nếu mà bạn không biết, bạn cần tiếng Nga để làm gì thì bạn sẽ sớm từ bỏ những bài học của mình. Để đọc được những tác phẩm của Đostoevsky bằng tiếng Nga? Một cái cớ lý tưởng để học tiếng Nga! Đi du lịch khắp Nga một mình? Thật là tuyệt vời, bạn cần phải biết ít nhất những câu văn cơ bản để mà tồn tại. Xem những chương trình hài của Nga và hiểu được tâm lý người Nga? Một động lực tuyệt vời. Hoặc có thể bạn muốn tìm thấy tình yêu của mình ở nước Nga? Hoặc là chinh phục họ hàng xa người Nga về gia đình mình? Bạn hãy đi tìm động lực riêng cho mình, và bạn sẽ không từ bỏ việc học tiếng Nga!
Bạn hãy nghe, nói, đọc và hãy gia nhập gia đình tiếng Nga lớn của chúng tôi!
Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Quy Tắc Nói Tiếng Hàn Hiệu Quả trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!