Cập nhật nội dung chi tiết về 45 Câu Hỏi Phỏng Vấn Đi Du Học Nhật Bản Thường Gặp mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. 45 câu hỏi phỏng vấn đi du học Nhật Bản thường gặp
Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
Hãy giới thiệu về bản thân mình với chúng tôi.
Sở thích của bạn là gì?
Gia đình bạn có bao nhiêu người?
Anh/ chị lớn nhất, nhỏ nhất trong gia đình bạn là bao nhiêu tuổi? Đang đi học hay đi làm?
Anh/ chị/ em bạn đang làm công việc gì? Lương bao nhiêu/ tháng?
Bạn có anh/ chị em ở Nhật Bản không?
Bạn đang học trường nào?
Bạn đang làm nghề gì (Nếu đã tốt nghiệp)?
Bạn đã có bằng cấp gì rồi?
Bạn đã hoặc đang học chuyên ngành gì tại Việt Nam?
Bạn tốt nghiệp trung học/ đại học năm nào?
Bạn học đại học/ trung học từ năm nào đến năm nào?
Tại sao bạn chọn Nhật Bản để đi du học?
Đã từng đi Nhật chưa?
Bạn dự định đi trong bao lâu? Khi nào bạn trở về Việt Nam?
Bạn dự định học gì? Mục tiêu của bạn là gì?
Mục đích của chuyến đi của bạn là gì?
Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
Làm thế nào bạn biết về trường sẽ học tại Nhật Bản?
Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
Địa chỉ của trường ở đâu?
Học phí bao nhiêu?
Bạn sẽ nhập học vào tháng mấy?
Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tại Nhật Bản?
Bạn có người nhà tại Nhật Bản không?
Nếu bạn có người thân ở Nhật thì địa chỉ của họ ở đâu? Họ đang làm gì?
Bạn đang học tiếng Nhật ở đâu?
Bạn bắt đầu học tiếng Nhật từ bao giờ?
Bạn học tiếng Nhật được bao lâu rồi?
Giáo trình đang học là gì?
Thầy cô dạy bạn là ai, tên là gì?
Buổi tối bạn có học không? Học khoảng mấy tiếng?
Bạn đã thi đỗ kỳ thi tiếng Nhật nào?
Bạn đã được bao nhiêu điểm trong kỳ thi đó?
Ai trả tiền cho bạn trong quá trình học tại Nhật?
Bố mẹ bạn làm gì?
Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng?
Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của bố mẹ không?
Bố mẹ bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho việc học của bạn/ tháng ở Nhật?
Bố mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho việc học của bạn tại Nhật?
Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?
Sau khi sang Nhật thì có muốn đi làm thêm không?
Muốn làm công việc như thế nào? Bao nhiêu tiếng 1 ngày?
Sau khi tốt nghiệp muốn làm việc ở Nhật hay Việt Nam?
2. 5 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn đi du học Nhật Bản
2.1. Các câu hỏi kiểm tra năng lực tiếng Nhật
Trước khi sang du học Nhật Bản, bạn phải có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N5. Mục đích của việc học tiếng Nhật này là để đảm bảo tốt quá trình học tập tại xứ hoa anh đào.
Thông thường những câu hỏi phỏng vấn đi du học Nhật Bản này không khó, và với khoảng thời gian học tiếng Nhật tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể tự tin trả lời:
2.1.1. Thời gian bạn học tiếng Nhật được bao lâu ?
Trả lời: Nên trả lời đúng sự thật bạn học được bao lâu, nếu bạn nói học được hơn 4 tháng, thì nhân viên sứ quán sẽ thỉnh thoảng đá câu hỏi tiếng Nhật khó cho bạn.
2.1.2. Trong gia đình của bạn có tất cả mấy người ?
Trả lời: Kể những người là bố mẹ, anh chị em ruột, nếu có ông bà nội ở cùng thì cũng tính luôn vào, không nên kể có nhiều cháu nhỏ tuổi, ông bà nhiều tuổi rồi cũng không nên kể ra.
2.1.3. Những người thân của bạn làm nghề gì ?
Trả lời: Nên trả lời theo đúng những gì đã viết trong hồ sơ. Nếu không bạn sẽ rất dễ bị đánh trượt.
2.1.4. Bạn có người thân đang sống ở Nhật không ?
Trả lời: Nếu có bạn bè sống ở Nhật hoặc họ hàng quá xa thì tốt nhất nên trả lời là không. Còn nếu có, hãy thành thật trả lời là có.
2.1.5. Bạn có thể viết tên của các thành viên trong gia đình bằng tiếng Nhật không ?
Trả lời: Cái này nên học kỹ trước, hãy tập viết nhiều lần, vì họ sẽ nhìn nét chữ để đoán khả năng học tập của bạn thế nào.
2.1.6. Bạn muốn học tại trường đại học nào của Nhật Bản ? Và theo học chuyên ngành gì?
Trả lời: Hãy tìm hiểu để biết các thông tin trường bạn muốn đăng ký học. Ít nhất là bạn phải nhớ được địa chỉ trường ở đâu, trường có các chuyên ngành gì và chuyên ngành gì là thế mạnh của trường, mức học phí của trường một kỳ là bao nhiêu.
2.1.7. Mục đích bạn đi du học Nhật là để làm gì ? Sau khi ra trường bạn muốn làm việc ở Nhật Bản không ?
Trả lời: Sau khi ra trường tôi chỉ muốn làm việc ở Nhật khoảng 2 – 3 năm để lấy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, rồi sau đó tôi về Việt Nam làm việc.
2.2. Các câu hỏi chứng minh tài chính
Vấn đề tài chính là vấn đề then chốt, quyết định bạn có thể đi du học Nhật Bản được hay không? Nhất là trường hợp đi du học tự túc thì càng quan trọng hơn nữa. Bởi, vấn đề tài chính sẽ đảm bảo bạn đi du học Nhật Bản là nghiêm túc chứ không phải là sang để đi làm.
Đặc biệt, vấn đề tài chính giúp bạn hoàn thành khóa học một cách thuận lợi. Do vậy khi phỏng vấn đi du học Nhật Bản đến những câu hỏi này, bạn cần phải bình tĩnh và trả lời một cách chuẩn xác nhất và tạo được lòng tin từ người phỏng vấn. Bạn có thể gặp những câu hỏi về tài chính như sau:
2.2.1. Công việc của bố mẹ bạn là gì ?
Trả lời: Trả lời rõ ràng, rành mạch theo đúng những thông tin đã viết trong hồ sơ.
2.2.2. Hàng tháng, mức thu nhập của bố, mẹ bạn là bao nhiêu ?
Trả lời: Câu này không nên trả lời chính xác bố mẹ bạn kiếm được bao nhiêu, hãy trả lời đại khái như, em còn nhỏ nên vẫn đề tiền bạc bố mẹ không cho em biết, em chỉ biết hàng tháng bố mẹ em bỏ ra khoảng bao nhiêu.
2.2.3. Bạn có biết bố mẹ bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền ?
Trả lời: Hãy nói em không biết chính xác, em chỉ biết bố mẹ bảo đã chuẩn bị đủ số tiền cho em học 4 năm bên Nhật rồi.
2.3. Các câu hỏi về mục đích chọn đi du học Nhật
Điều kiện để đi du học Nhật là du học sinh phải tốt nghiệp cấp 3 và có điểm trung bình các môn từ 6.5 trở lên. Nếu như điểm trung bình học tập ở Việt Nam bạn quá thấp thì người phỏng vấn đi du học Nhật Bản sẽ rất nghi ngờ về mục đích chọn đi du học Nhật của bạn.
Trong trường hợp này người phỏng vấn thường đưa ra những câu hỏi tình huống như sau:
2.3.1. Lý do gì mà bạn không học ở Việt Nam ?
Trả lời: Em muốn sang Nhật trước tiên là để học tiếng Nhật cho tốt, sau đó học các chuyên ngành để về Việt Nam làm cho các công ty của Nhật. Hoặc bạn có thể tự tin khẳng định môi trường giáo dục tại Nhật Bản rất tốt, nếu như đi du học Nhật được đúng ngành bạn lựa chọn thì sẽ có được nhiều lợi ích hơn khi học tại Việt Nam.
2.3.2. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng tại sao bạn muốn đi du học Nhật ?
Trả lời: Vì em thích văn hóa của Nhật, vì em thấy có nhiều công ty lớn của Nhật Bản ở Việt Nam, vì em hay xem phim của Nhật, vì người Nhật rất gần gũi với người Việt Nam.
2.3.3. Khi đi sang Nhật liệu bạn có đi làm thêm không ?
Trả lời: Hãy nói em phải cố gắng học tiếng Nhật thật tốt đã, sau đó em sẽ đi làm thêm, nhưng em chỉ đi làm để lấy kinh nghiệm, lấy thêm va chạm xã hội của Nhật.
2.4. Các câu hỏi về kế hoạch học tập tại Nhật
Những câu hỏi mà người phỏng vấn đi du học Nhật Bản có thể đưa ra cho bạn trong trường hợp này là:
2.4.1. Bạn dự định học ngành gì khi sang Nhật Bản? Vì sao bạn lại chọn ngành đó ?
Trả lời: đúng theo cách trình bày trong bản kế hoạch học tập mà bạn đã làm.
2.4.2. Dự định của bạn là gì sau khi tốt nghiệp ? Bạn muốn ở lại Nhật hay về Việt Nam làm việc?
Trả lời: em dự định sẽ làm ở Nhật Bản khoảng 2 năm để lấy thêm kinh nghiệm thực tế, sau đó muốn về Việt Nam làm việc cho gần với gia đình
Lưu ý: Đối với câu hỏi sau khi tốt nghiệp bạn có sẵn sàng trở về Việt Nam làm việc không? Đây là câu hỏi khiến rất nhiều bạn bị trượt visa, vì với câu hỏi này nhiều bạn sẽ bị bất ngờ và trở nên lúng túng trước câu trả lời đã không khẳng định được mình sẽ về nước khi hoàn thành khóa học.
Vì thế, nếu gặp câu hỏi này bạn hãy thật khôn khéo và thể hiện mình rất quan tâm đến việc học, tránh gây ra những nghi ngờ về cư trú bất hợp pháp của bạn sau này khi ở Nhật Bản với người phỏng vấn.
2.5. Những lưu ý khác
Trong khi phỏng vấn người phỏng vấn có thể hỏi về ngày sinh, hoặc lúc đó là mấy giờ, tên đồ vật xung quanh. Cùng một câu hỏi, có nhiều cách hỏi khác nhau, vì thế hãy ôn tập trước thật nhiều.
Khi không nghe rõ, hoặc không hiểu tuyệt đối không trả lời lung tung mà hãy yêu cầu lặp lại câu hỏi hoặc trả lời bằng tiếng việt bằng những câu: Xin hãy nhắc lại câu hỏi 1 lần nữa. Hoặc em có thể trả lời bằng tiếng Việt được không?
45 câu hỏi phỏng vấn đi du học Nhật Bản thường gặp
4.7
(93.33%)
3
vote[s]
(93.33%)vote[s]
30 Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Nhật Bản Thường Gặp Và Cách Trả Lời
30 Câu hỏi phỏng vấn du học Nhật Bản thường gặp và cách trả lời
Để có thể đi du học Nhật Bản, các du học sinh đều phải trải qua kỳ phỏng vấn của đại diện các trường Nhật ngữ, thông thường sẽ phỏng vấn du học Nhật bằng tiếng Nhật và có người phiên dịch. Bài viết này tư vấn du học Nhật Bản Tam Quy sẽ chia sẻ đến bạn những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi phỏng vấn du học Nhật Bản.
Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
Gia đình bạn có bao nhiêu người?
Anh/ chị lớn nhất, nhỏ nhất trong gia đình bạn là bao nhiêu tuổi? Đang đi học hay đi làm?
Anh/ chị/ em bạn đang làm công việc gì? Lương bao nhiêu/ tháng?
Bạn có anh/ chị em ở Nhật Bản không?
Bạn đang học trường nào?
Bạn đang làm nghề gì (Nếu đã tốt nghiệp)?
Bạn đã có bằng cấp gì rồi?
Bạn đã hoặc đang học chuyên ngành gì tại Việt Nam?
Bạn tốt nghiệp trung học/ đại học năm nào?
Bạn học đại học/ trung học từ năm nào đến năm nào?
Tại sao bạn chọn Nhật Bản để đi du học?
Bạn dự định đi trong bao lâu? Khi nào bạn trở về Việt Nam?
Bạn dự định học gì? Mục tiêu của bạn là gì?
Mục đích của chuyến đi của bạn là gì?
Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
Làm thế nào bạn biết về trường sẽ học tại Nhật Bản?
Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
Địa chỉ của trường ở đâu?
Học phí bao nhiêu?
Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tại Nhật Bản ?
Bạn có người nhà tại Nhật Bản không?
Nếu bạn có người thân ở Nhật thì địa chỉ của họ ở đâu? Họ đang làm gì?
Ai trả tiền cho bạn trong quá trình học tại Nhật?
Bố mẹ bạn làm gì?
Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng?
Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của bố mẹ không?
Bố mẹ bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho việc học của bạn/ tháng ở Nhật?
Bố mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho việc học của bạn tại Nhật?
Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?
Hướng dẫn cách trả lời một số câu hỏi quan trọng
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ phỏng vấn du học Nhật Bản, bạn nên tập trung lắng nghe, bình tĩnh và tự tin khi trả lời câu hỏi của trường Nhật ngữ. Đặc biệt, không trả lời qua loa câu hỏi và phải trả lời chính xác khớp với những thông tin khai trong hồ sơ du học Nhật Bản.
Câu số 12: Tại sao bạn chọn Nhật Bản để đi du học?
Đối với câu hỏi này, bạn cần liệt kê được những điểm mạnh khi được học tập tại Nhật Bản thay vì học tại Việt Nam. Có thể nói về chất lượng đào tạo giáo dục cũng như tóm tắt điểm khác biệt, chất lượng, bằng cấp, môi trường giáo dục..của nền giáo dục tại Nhật. Bên cạnh đó, nếu ngành học của bạn không có trong nước hãy chỉ ra cơ hội đặc biệt được học ngành mà mình yêu thích tại Nhật Bản.
Câu số 22: Bạn có người nhà tại Nhật Bản không?
Đối với câu hỏi này bạn nên trung thực nhưng cũng phải khôn khéo khi trả lời. Nếu bạn có người thân ở Nhật Bản nhưng khá xa nơi bạn ở hoặc họ hàng xa có thể không cần đề cập nhiều về họ. Trường hợp bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa thì đây là một bất lợi đối với bạn.
Câu số 30: Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?
Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Tiếng Anh Du Học Thường Gặp Nhất
Bạn có nguyện vọng đi du học, để vượt qua cuộc phỏng vấn của trường bạn muốn du học và đậu visa ngoài học tiếng Anh tốt bạn cũng cần phải chuẩn bị tinh thần và nhiều kiến thức khác. Bài viết những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh du học thường gặp nhất sau đây sẽ giúp bạn có cuộc phỏng vấn tự tin nhất.
Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh du học thường gặp nhất
1. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếng Anh
– Trước khi phỏng vấn bạn nên chuẩn bị tâm lý thật tốt và ôn tập kiến thức chắc chắn bao gồm chuyên môn, xã hội và tiếng Anh.
– Bạn hãy xem đây là cơ hội duy nhất để có thể dành tấm vé đi du học và khẳng định trình độ bản thân. Thiết lập cho mình một mục tiêu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nghĩ cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
Điều này sẽ giúp bạn biết chi tiết về trường học và chương trình du học mà mình quan tâm, trong đó có phản ánh câu trả lời trong cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, nắm rõ được những thông tin này bạn sẽ được người phỏng vấn đánh giá cao mức độ quan tâm của bạn đối với vấn đề du học.
– Hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi phỏng vấn điển hình.
2. Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh du học thường gặp nhất
– Why do you wish to pursue the program that you have applied to? ( Tại sao bạn muốn theo đuổi chương trình mà bạn đã nộp đơn?)
– Why do you want to attend this school? ( Tại sao bạn muốn học tập tại trường này?)
– Name some other schools that you have applied to? ( Hãy kể tên vài trường khác mà bạn đã nộp đơn?)
– Tell me about yourself? ( Hãy kể về bản thân bạn?)
– What are your career goals? ( Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?)
– Where do you see yourself in ten years? ( Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 10 năm nữa?)
– What value can you add to the program? ( Bạn có thể đóng góp những giá trị gì vào chương trình này?)
– What are your greatest achievements? ( Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?)
– What do you consider your three top strengths/weaknesses? ( Hãy xem xét 3 thế mạnh/ điểm yếu hàng đầu của bạn là gì?)
– What skills, strengths, and characteristics make you a strong applicant? ( Những kỹ năng, điểm mạnh và đặc điểm nào làm bạn trở thành một ứng viên mạnh?)
– Why should we accept you? ( Tại sao chúng tôi nên chấp nhận bạn?)
– Do you have any questions? ( Bạn có câu hỏi nào không?)
Bên cạnh đó, người phỏng vấn rất quan tâm tới hoàn cảnh gia đình của bạn bằng những câu hỏi sau:
– What’s your parent’s name? ( Họ tên của bố mẹ bạn là gì?)
– How many brothers/sisters do you have? ( Bạn có bao nhiêu anh chị em?)
– Are you living with your parent?( Bạn có đang sống cùng bố mẹ không?)
Một số câu hỏi để chứng minh khả năng tài chính, bạn cần chú ý, bởi nếu bạn không thể hiện được khả năng tài chính của mình đủ hoặc lớn mạnh để đi du học thì hiếm có cơ hội để nhận được visa du học:
– What does your father/mother do? ( Bố mẹ bạn làm nghề gì?)
– How much does your father/mother earn a month? ( Bố mẹ bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng?)
– How many houses or lands does your father/mother have? ( Bố mẹ bạn có bao nhiêu căn nhà hoặc đất đai?)
– Does your father/mother have a car? ( Nhà bạn có xe hơi chứ?)
– Who you pay for your study? ( Ai sẽ thanh toán tiền học cho bạn?)
Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Du Học Nhật Bản
Tập hợp thông tin trên nhiều phương diện, so sánh và xem xét nhiều trường, trên cơ sở đó thận trọng đưa ra quyết định của mình.
◆Tìm kiếm các trường dạy tiếng Nhật (Các cơ sở giáo dục tiếng Nhật) (Trang web của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật) Trên trang web này, bạn có thể tìm hiểu bằng tiếng Nhật và tiếng Anh các thông tin cơ bản của các trường tiếng Nhật là thành viên của Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật như các khóa học, tư cách nhập học, cách thức tuyển chọn, học phí vv.., ngoài ra còn có các thông tin như: số lượng lưu học sinh của các nước, tình hình đăng ký dự thi tiếng Nhật, thông tin về lộ trình sau khi tốt nghiệp khóa học tiếng Nhật vv… http://www.nisshinkyo.org/search/ (tiếng Nhật) http://www.nisshinkyo.org/search/terms.php?lng=2 (tiếng Anh)
◆Danh sách các trường đại học tư thục, đại học ngắn hạn có khóa tiếng Nhật dành riêng cho lưu học sinh (trang web của JASSO) http://www.jasso.go.jp/sp/ryugaku/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Anh)
◆Danh sách các trường có khóa học dự bị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản chỉ định
★Hướng dẫn cách tìm kiếm trường dạy tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật)★ 2)Số lượng học sinh và số lượng giáo viên: Hãy kiểm tra về số lượng học sinh, tên nước và khu vực nơi du học sinh đến, số lượng sinh viên. Có sự khác nhau giữa cơ chế giảng dạy cho lớp đông người và lớp ít người. 3)Các trường sẽ tiếp tục vào học sau tốt nghiệp: Từ số liệu về các trường sẽ học tiếp lên của học sinh sau khi tốt nghiệp, bạn có thể biết được mặt mạnh của trường như trường có thế mạnh trong việc bổi dưỡng cho học sinh thi đầu vào vào đại học hay sau đại học. Sử dụng hữu ích website của Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật nêu trên để tìm hiểu về lộ trình tiếp theo của học sinh sau khi tốt nghiệp cũng như tỷ lệ thi đỗ trong Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi du học Nhật Bản. Tập hợp thông tin một cách đẩy đủ, lựa chọn trường tiếng Nhật (Cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) phù hợp với lộ trình cho mình sau khi tốt nghiệp. 4)Ký túc xá: Kiểm tra thông tin về ký túc xá, kinh phí cần thiết để được vào ở tại ký túc xá của trường. Trong trường hợp trường không có ký túc xá thì trường sẽ giới thiệu cho học sinh phòng trọ gần trường học. Bạn cũng cần kiểm tra trước những thông tin cụ thể khác như: phòng có rộng không, có nhà vệ sinh, nhà tắm không. 5)Vị trí của trường: Bạn hãy kiểm tra về độ thuận tiện về giao thông, môi trường xung quanh. Mặt khác, tiền học và tiền sinh hoạt tùy theo từng vùng sẽ khác nhau, đây là yếu tố rất quan trọng bạn cần tham khảo khi lựa chọn trường đến học. Bạn nên tham khảo trên trang web của các trường để có được hướng dẫn tuyển sinh của trường. Nhiều trường hợp bạn có thể download hướng dẫn tuyển sinh từ trên website của trường, cũng có trường hợp cần phải đề nghị trường gửi tài liệu qua đường bưu điện.
Cách lựa chọn trường trung cấp dạy nghề
◆ Tổ chức tập hợp các trường trung cấp dạy nghề (trang web của Hiệp hội các trường trung cấp dạy nghề toàn quốc) http://www.zensenkaku.gr.jp/association/index.html (tiếng Nhật) ※Được đăng tải trên trang web trên. Tại các website của các đoàn thể địa phương của các tỉnh, thành phố, bạn có thể kiểm tra danh sách các trường đã được chính quyền các tỉnh, thành phố “cấp phép hoạt động”. ◆Mạng lưới tìm kiếm các khoa, khóa học trong Tokyo (trang web của Hiêp hội các trường trung cấp dạy nghề Tokyo) http://from-now.jp/ (tiếng Nhật) ◆Danh sách các trường trung cấp dạy nghề đang tiếp nhận lưu học sinh (Nghiệp đoàn giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề) http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/img/2015_meibo.pdf ★Cách tìm kiếm các trường trung cấp dạy nghề★ 1)Trường có được cấp phép không: Sau khi tốt nghiệp 2 năm tại trường trung cấp dạy nghề, bạn sẽ được cấp bằng “Chuyên môn”. Hơn nữa, trong số các trường trung cấp dạy nghề, có một số trường được phép cấp bằng “Chuyên môn cao cấp” cho những người đã hoàn thành chương trình học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và khoa học Nhật Bản chỉ định và đáp ứng được điều kiện là thời gian học nghề trên 4 năm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là những chứng chỉ này chỉ được cấp bởi các trường trung cấp dạy nghề đã được chính quyền các tỉnh, thành phố chính thức công nhận và “cấp phép”. 2)Nội dung giảng dạy và chương trình học: Bạn hãy tìm hiểu trên trang web của các trường mà mình quan tâm, tự mình xác định xem có thể thu nhận được kỹ thuật hay trình độ về nghề nghiệp mà mình đang hướng đến hay không, chương trình học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên vv…Thật sự tốt nếu bạn có thể trực tiếp đến trường để tham quan và tìm hiểu trước. Tủy theo từng trường sẽ có các chương trình nâng cao và rèn luyện kỹ năng thực tiễn trong thời gian học giúp học sinh có thêm được kinh nghiệm về nghề nghiệp thông qua các chương trình vừa học vừa làm, hay các “dự án của doanh nghiệp” bằng việc liên kết với các doanh nghiệp tư nhân. 3)Học phí: Tìm hiểu thông tin về tiền học phí và thời gian chi trả cho đến khi tốt nghiệp. Kiểm tra xem học phí có bao gồm tiền mua tài liệu học tập, tiền sử dụng thiết bị không hay chi trả riêng. 4)Ngoài ra: Tìm hiểu thông tin về địa điểm của trường, môi trường sống, tỷ lệ xin được việc làm và nơi dễ xin được việc, hỗ trợ của trường để xin việc làm.
Cách lựa chọn trường đại học để học hệ đại học và sau đại học
Tại Nhật Bản có 779 trường đại học và 627 khoa sau đại học (thời điểm năm 2015, bao gồm cả trường quốc lập, công lập và tư thục). Hãy tìm hiểu về các chuyên ngành đại học, các khoa nghiên cứu, giáo viên, điều kiện nghiên cứu, học phí, thông tin về ký túc xá, vị trí địa lý của trường và sau đó đưa ra quyết định lựa chọn nơi sẽ đến học. ★Cách tìm trường đại học và khoa sau đại học★ ◆Tìm trường đại học và khoa sau đại học (tìm trên trang web về các trường của JASSO) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Anh) ◆Tìm các trường đại học Nhật Bản bằng tiếng Việt(「Japan Study Support」trang web của Hiệp hội văn hóa học sinh Châu Á) http://www.jpss.jp/vi/ (tiếng Việt)
2) Lĩnh vực học ở đại học và lĩnh vực nghiên cứu:
Sau khi bạn đã lựa chọn được một số trường đại học muốn vào học, bạn hãy vào tham khảo trên website của các trường và tự mình chọn ra các trường đại học, các khoa sau đại học có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình muốn học. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về khả năng xin việc và lộ trình cúa sinh viên sau khi tốt nghiệp. 3) Tư cách và giấy chứng nhận cần thiết:
Đọc kỹ hướng dẫn tuyển sinh của từng trường, sau đó tìm hiểu thông tin về tư cách nộp đơn vào các chuyên ngành mà bạn muốn học ở bậc đại học và sau đại học. Đặc biệt khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học, cần lưu ý rằng nhiều trường sẽ yêu cầu nộp kết quả của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi du học Nhật Bản. Đối với các khóa học lấy học vị bằng tiếng Anh và kỳ thi vào khoa sau đại học, các trường sẽ yêu cầu nộp điểm thi đánh giá năng lực tiếng Anh như TOEFL vv.. nên cần phải chuẩn bị sớm. 4) Học phí và học bổng:
Phí nhập học và học phí của các khối trường công lập và tư thục rất khác nhau, ngoài ra trong cùng một trường đại học thì tùy theo chuyên ngành của đại học hay lĩnh vực nghiên cứu thì chi phí cần thiết cũng khác nhau. Có trường đại học có chế độ học bổng riêng của trường, vì vậy hãy tham khảo trên website của trường, thu thập những thông tin học bổng có thể đăng ký. Mặt khác, nhiều trường đại học cũng có chế độ miễn giảm học phí cho lưu học sinh. Cần phải liên lạc trực tiếp với trường để có được những thông tin cụ thể.
◆Về học bổng có thể tham khảo mục ≪ 「6.Chế độ học bổng」≫
5) Địa điểm: Thời gian lưu học ở bậc đại học và sau đại học là một vài năm, vì vậy cuộc sống của lưu học sinh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lịch sử và văn hóa. Hãy thường xuyên tìm hiểu thông tin về các địa phương của Nhật Bản để chọn trường đại học có vị trí địa lý hợp với mình nhất. 6) Hỗ trợ du học sinh: Hãy tìm hiểu các thông tin và tài liệu trên website của các trường để biết về số lượng lưu học sinh đang theo học tại trường cũng như sự hỗ trợ của trường đối với lưu học sinh trong cuộc sống sinh hoạt và tìm việc làm.
Cách lựa chọn giáo sư hướng dẫn cho bậc học sau đại học.
Để tiếp tục học lên ở bậc sau đại học thì sau khi xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể thì còn phải tìm giáo viên hướng dẫn, đây là một vấn để lớn đối với lưu học sinh. Khi tìm giáo viên hướng dẫn thì cần phải lưu ý những điểm sau đây:
◆Tìm trên Tài liệu hướng dẫn tổng hợp hỗ trợ phát triển nghiên cứu ReaD http://researchmap.jp/search/ (tiếng Nhật và tiếng Anh)
Nếu bằng nhiều cách mà bạn vẫn không tìm được địa chỉ liên lạc của giáo viên hướng dẫn thì bạn có thể có những cách khác để liên lạc với giáo viên hướng dẫn bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi email thông qua “Phòng giao lưu quốc tế”, “Phòng giáo vụ”, “Phòng hỗ trợ lưu học sinh” của trường đại học, nơi giáo viên đó đang công tác.
2) Tiếp cận: Trong trường hợp địa chỉ email được đăng công khai trên website của trường thì bạn có thể liên lạc trực tiếp với giáo viên thông qua địa chỉ đó bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Bạn nên gửi kèm những thông tin sau khi gửi email. ・Tóm tắt quá trình học tập công tác của bản thân, địa chỉ liên lạc (email). Hàng ngày giáo viên sẽ nhận được rất nhiều email vì vậy email đầu tiên nên viết đơn giản. ・Bạn cũng nêu rõ quá trình biết thông tin về giáo viên hướng dẫn cũng như được người khác giới thiệu, những bài viết luận của thầy mà bạn đã đọc và tìm hiểu cho đến nay. Tốt nhất là bạn nên có thư giới thiệu của giáo viên trường đại học ở Việt Nam. ・Kế hoạch nghiên cứu trong tương lai: Hãy kiểm tra và xác nhận xem lĩnh vực nghiên cứu của giáo viên có trùng với hướng nghiên cứu của bản thân hay không. Giáo viên sẽ căn cứ theo nội dung email để quyết định có nhận hướng dẫn hay không, thông thường giáo viên sẽ khó đưa ra quyết định ngay từ email đầu tiên. Vì vậy, bạn cần liên lạc nhiều lần và thể hiện sự quyết tâm cũng như thành ý của bản thân. ・Tùy theo từng giáo viên, có những người sẽ tìm hiểu trước kế hoạch nghiên cứu của bạn. Kế hoạch nghiên cứu thường có tính tiêu chuẩn, bao gồm: đề tài nghiên cứu, quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự đoán kết quả, khả năng đóng góp vv… ・Thời gian liên lạc: thời điểm bắt đầu liên lạc với giáo viên hướng dẫn ở Nhật Bản không có quy định rõ ràng. Nhiều trường đại học bắt đầu tuyển sinh từ mùa hè cho đến khoảng tháng 10 cho kỳ nhập học vào tháng 4 năm sau, vì thế nên bắt đầu liên lạc với giáo viên trong thời gian này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 45 Câu Hỏi Phỏng Vấn Đi Du Học Nhật Bản Thường Gặp trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!